18 research outputs found

    Đánh giá hiệu năng mạng chuyển mạch burst quang bằng mô hình giải tích toán học sử dụng nguyên lý hàng đợi M/M/w/w và mô phỏng trên OMNeT++

    Get PDF
    Optical Burst Switching (OBS) has become one of the most important techniques for next generations of ultra-high speed optical internetworking. Performance evaluation of OBS networking models is thus very critical in the evaluation of the effectiveness of different routing and switching algorithms. This paper presents both computer simulation and analytical models for evaluating the effectiveness of OBS networking, especially the burst blocking probability. We develop a simulation model for OBS networking, namely OBSWDM-Simu based on OMNeT++ platform. The model is capable of simulating control protocols of OBS networks and simultaneously incorporating the impacts of physical layer effects on the blocking probability. We also present the analytical models for OBS networking based on the queuing theory in order to compare with the results of OBSWDM-Simu model.Chuyển mạch burst quang là xu hướng của công nghệ mạng quang thế hệ mới. Việc nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả thực thi của mạng chuyển mạch burst quang là điều cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bài báo tập trung nghiên cứu các mô hình đánh giá hiệu quả thực thi của mạng chuyển mạch burst quang, đặc biệt là xác suất nghẽn burst trong mạng. Chúng tôi đề xuất một mô hình mô phỏng mạng chuyển mạch burst quang có tên OBSWDM-Simu được triển khai trên OMNeT++. Mô hình OBSWDM-Simu cho phép mô phỏng các giao thức điều khiển trong mạng chuyển mạch burst quang tốc độ cao có xét đến ảnh hưởng của các hiệu ứng lớp vật lý. Chúng tôi cũng trình bày các mô hình phân tích mạng chuyển mạch burst quang dựa trên lý thuyết hàng đợi để so sánh với kết quả mô phỏng thực hiện bởi mô hình OBSWDM-Simu.

    NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ (Pleurotus spp.) BẰNG CƠ CHẤT LÊN MEN

    Get PDF
    This study was carried out on the cultivation of five species of Pleurotus using fermentation substrate. Paddy (Oryza sativa) was used for spawn production. Five species of Pleurotus (identified and selected in the isolation process from mushroom farms in Lamdong province) with prepared compost were examined for time of spawn running, infection rate and biological efficiency. The experiment was set up as a completely randomized design with three replicates. Pleurotus hybrid (P. hybrid) and Pleurotus sajor-caju (P. sajor-caju) had good growth potential on compost. It took about 21 days for the mycelium to spread completely through the substrate (5kg per bag). However, P. abalonus, P. citrinopileatus, and P. djamor did not grow well on fermentation substrate. In this study, although the inoculation was not conducted under sterile conditions, fungal infections were not present (0%) and the biological efficiency exceeded 62% (P. hybrid attained 62.68 ± 9.13% and P. sajor-caju 62.82 ± 7.56%).Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng nuôi trồng năm loài nấm Pleurotus trên cơ chất lên men. Hạt thóc (Oryza sativa) được sử dụng để làm giống sản xuất. Năm loài Pleurotus (được định danh và tuyển chọn trong quá trình phân lập từ các trại nấm trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng) được cấy vào compost, quá trình nuôi trồng được theo dõi và đánh giá qua các thông số: Thời gian mọc kín cơ chất, tỷ lệ nhiễm bệnh, và hiệu suất sinh học. Các thí nghiệm được thực hiện hoàn toàn ngẫu nhiên và được lặp lại ba lần. Kết quả cho thấy các loài P. hybrid và P. sajor-caju có tiềm năng sinh trưởng và phát triển tốt trên cơ chất lên men. Sợi nấm mọc kín hoàn toàn cơ chất (túi nilon chứa 5kg) trong khoảng 21 ngày. Tuy nhiên, cũng theo kết quả thu được, ba loài nấm P. abalonus, P. citrinopileatus, và P. djamor, không phù hợp để nuôi trồng trên cơ chất lên men. Trong nghiên cứu này, mặc dù quá trình cấy giống không được tiến hành trong điều kiện vô trùng, nhưng không ghi nhận hiện tượng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc (tý lệ nhiễm là 0%) và hiệu suất sinh học đạt trên 62% (P. hybrid đạt 62.68 ± 9.13% và P. sajor-caju đạt 62.82 ± 7.56%)

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN
    corecore