20 research outputs found
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BOKASHI TRẦU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN CỦA CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)
Tóm tắt: Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng với 3 nghiệm thức (NT) được bổ sung các mức bokashi trầu khác nhau vào thức ăn của cá (NT1–10 mL/kg, NT2–15 mL/kg và NT3–20 mL/kg) và nghiệm thức đối chứng không bổ sung bokashi trầu (ĐC). Con giống có chiều dài trung bình 5,3 cm và trọng lượng trung bình 6,2 gam, được thả với mật độ 100 con/m3. Sau 4 tháng thí nghiệm nuôi cá Chạch bùn thu được một số kết quả sau: Các yếu tố môi trường (Nhiệt độ, pH, DO và NH3) trong thời gian thí nghiệm nằm trong ngưỡng cho phép đối với cá. Kết quả về tăng trưởng cho thấy chế phẩm bokashi trầu đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá (p < 0,05), ở NT3 cá tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là NT2, NT1 và cuối cùng là nghiệm thức ĐC. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn cao ở NT2 và NT3, lần lượt là 89,4 % và 89,6 %, tiếp đến là NT1 88,3 % và nghiệm thức ĐC cho tỷ lệ sống thấp nhất 82,5 % (p < 0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở NT3 là 1,73 thấp hơn so với NT2 là 1,74, NT1 là 1,79 và nghiệm thức ĐC là cao nhất là 1,84 (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung chế phẩm bokashi trầu 15–20 mL/kg thức ăn giúp cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Chạch bùn (p < 0,05).Từ khóa: bokashi trầu, cá Chạch bùn, tăng trưởng, tỷ lệ sốn
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN MEN BỞI Pichia kudriavzevii ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RI
Tóm tắt: Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An - Viện Nghiên cứu Phát triển nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của gà ri từ 1 tuần đến 14 tuần tuổi khi sử dụng thức ăn lên men bởi nấm men Pichia kudriavzevii. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 2 nghiệm thức (KPĐC và KPLM) và 3 lần lặp lại trên 150 con gà ri thuần có khối lượng 1 ngày tuổi (21,52 g). Kết quả cho thấy sử dụng thức ăn lên men đã làm tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế của gà ri 1 tuần đến 14 tuần tuổi. Kết luận: có thể sử dụng thức ăn lên men cho gà ri trong điều kiện chăn nuôi có sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương như ngô và cám gạo.Từ khóa: gà ri, thức ăn lên men, Pichia kudriavzevi
Nghiên cứu khả năng chống ăn mòn mài mòn của lớp phủ hợp kim NiCr20 được thẩm thấu với photphat nhôm trong môi trường axit
The corrosive wear resistance of NiCr20 alloy coating (NC) impregnated by aluminum phosphate and heat-treated at 600 oC (NA6) and 1000 oC (NA10) was investigated in acid H2SO4 pH = 2 containing SiO2 3 % by weight; the flow velocity is 4 m/s. The analysis of X-ray diffraction (XRD) showed that, the stable crystalline phases in acidic media such as AlPO4 and Al(PO3)3 which were formed on NA6 coating’s surface made corrosive wear resistance of NA6 coating increase in comparison with the resistance measured on NA10 and NC coating samples. The formation of unstable crystalline phases such as Al36P36O144 and Ni3(PO4)2 in NA10 coating caused the corrosive wear resistance of NA10 coating smaller than that one measured on NC coating. After 168 hours of corrosive wear test, the thickness of NA6 coating reduced to about 47 μm, while it was about 67 μm for NC coating. Keywords. Thermal spray, aluminum phosphate sealant, acidic corrosion, corrosion wear
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) trên 195 mẫu cá bao gồm 74 mẫu cá đực và 121 mẫu cá cái có khối lượng giao động từ 14,8 g/con đến 30,5 g/con, chiều dài từ 11,0-20,0 cm/con đã cho kết quả rằng: Tỷ lệ đực : cái bắt gặp ở tất cả các kích cỡ là: 37,95% : 62,05%. Tháng 4 và tháng 5 là tháng bắt đầu mùa sinh sản của cá chạch bùn. Cá Chạch bùn là loài đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nhóm có chiều dài từ 17,1-20,0 cm là 12.920 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trung bình là 425-601 trứng/gam trọng lượng cơ thể. Nghiên cứu này bước đầu làm cơ sở khoa học cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chạch bùn. Từ khóa: Cá chạch bùn, mùa sinh sản, tỷ lệ đực cái, sức sinh sản
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của cá chạch bùn (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) trên 195 mẫu cá bao gồm 74 mẫu cá đực và 121 mẫu cá cái có khối lượng giao động từ 14,8 g/con đến 30,5 g/con, chiều dài từ 11,0-20,0 cm/con đã cho kết quả rằng: Tỷ lệ đực : cái bắt gặp ở tất cả các kích cỡ là: 37,95% : 62,05%. Tháng 4 và tháng 5 là tháng bắt đầu mùa sinh sản của cá chạch bùn. Cá Chạch bùn là loài đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nhóm có chiều dài từ 17,1-20,0 cm là 12.920 trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trung bình là 425-601 trứng/gam trọng lượng cơ thể. Nghiên cứu này bước đầu làm cơ sở khoa học cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá chạch bùn. Từ khóa: Cá chạch bùn, mùa sinh sản, tỷ lệ đực cái, sức sinh sản
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN MEN BỞI Pichia kudriavzevii ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA GÀ RI
Tóm tắt: Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An - Viện Nghiên cứu Phát triển nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của gà ri từ 1 tuần đến 14 tuần tuổi khi sử dụng thức ăn lên men bởi nấm men Pichia kudriavzevii. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 2 nghiệm thức (KPĐC và KPLM) và 3 lần lặp lại trên 150 con gà ri thuần có khối lượng 1 ngày tuổi (21,52 g). Kết quả cho thấy sử dụng thức ăn lên men đã làm tăng khối lượng và hiệu quả kinh tế của gà ri 1 tuần đến 14 tuần tuổi. Kết luận: có thể sử dụng thức ăn lên men cho gà ri trong điều kiện chăn nuôi có sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương như ngô và cám gạo.Từ khóa: gà ri, thức ăn lên men, Pichia kudriavzevi
Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) phân bố ở đầm phá Tam Giang
Mục đích của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm dinh dưỡng, thành phần thức ăn tự nhiên, tương quan giữa chiều dài và khối lượng và yếu tố điều kiện của cá nâu phân bố ở đầm phá Tam Giang. Tổng số 180 mẫu cá nâu thu từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 được chia thành 3 nhóm theo chiều dài toàn thân lần lượt là 14 cm. Kết quả phân tích chỉ ra rằng thức ăn và tập tính dinh dưỡng của cá nâu thay đổi theo nhóm kích thước. Cá ăn tạp ở giai đoạn chiều dài 8,5 cm. Bậc độ no ở nhóm cá có chiều dài 8,5 – 14 cm là cao nhất đến nhóm cá 14 cm. Phân tích thành phần thức ăn trong dạ dày cho thấy cá nâu là loài ăn tạp với 6 nhóm thức ăn chính gồm: tảo silic, tảo lục, tảo lam, tảo đỏ, động vật nổi, động vật đáy và mùn bã hữu cơ, trong đó, ngành tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế về thành phần. Phân tích tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá nâu cho kết quả hệ số a là 0,062 và số mũ b của phương trình 2,75, với hệ số tương quan R2 = 0,9686..
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793) TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của lươn đồng đã cho thấy: Tỷ lệ giới tính trong quần chủng tự nhiên của lươn đồng đực/lưỡng tính/cái là: 37,03% : 18,53% : 44,44%. Tháng sinh sản cao điểm của lươn là tháng 4, lươn có khả năng sinh sản sớm hơn vào cuối tháng 3 nếu gặp điều kiện thuận lợi. Lươn đồng là loài đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nhóm có chiều dài từ 54-70 cm là 638,67trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trung bình là 3,54-7,89 trứng/gam trọng lượng cơ thể. Kết quả từ các tiêu bản cho thấy lươn đồng là loài lưỡng tính. Từ khóa: Đặc điểm sinh học, lươn đồng, lưỡng tính, tỷ lệ giới tính, sức sinh sản
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793) TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của lươn đồng đã cho thấy: Tỷ lệ giới tính trong quần chủng tự nhiên của lươn đồng đực/lưỡng tính/cái là: 37,03% : 18,53% : 44,44%. Tháng sinh sản cao điểm của lươn là tháng 4, lươn có khả năng sinh sản sớm hơn vào cuối tháng 3 nếu gặp điều kiện thuận lợi. Lươn đồng là loài đẻ nhiều lần trong năm. Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nhóm có chiều dài từ 54-70 cm là 638,67trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động trung bình là 3,54-7,89 trứng/gam trọng lượng cơ thể. Kết quả từ các tiêu bản cho thấy lươn đồng là loài lưỡng tính. Từ khóa: Đặc điểm sinh học, lươn đồng, lưỡng tính, tỷ lệ giới tính, sức sinh sản