7 research outputs found

    Thuận lợi và khó khăn trong việc học trực tuyến của học sinh ở một số trường trung học phổ thông

    Get PDF
    Học trực tuyến (HTT) là hoạt động học được thực hiện trên hệ thống dạy HTT. Trong nghiên cứu này, những thuận lợi, khó khăn của HTT sẽ được tìm hiểu. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả HTT ở bậc Trung học phổ thông (THPT). Kết quả khảo sát dựa trên 2.410 học sinh (HS) ở ba trường THPT, trong đó, phần lớn HS cơ bản đáp ứng được yêu cầu của HTT: sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập (3,68±0,91), tập trung theo dõi bài học (4,11±0,85), tham gia thảo luận và xây dựng bài học (3,28±0,91), hoàn thành tốt nhiệm vụ (3,52±0,95). Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như tốc độ đường truyền Internet yếu, kỹ năng học tập của HS và kỹ năng dạy học trực tuyến của giáo viên đều hạn chế. Như vậy, để nâng cao được hiệu quả HTT, HS cần xác định được mục đích của việc học tập và xây dựng được thái độ tích cực như sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tích cực tham phát biểu, chú ý lắng nghe và hoàn thành nhiệm vụ học tập

    KẾT QUẢ KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG " HAI GIỜ TỰ HỌC " CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

    No full text
    Kết quả khảo sát bước đầu về tình hình sử dụng ?hai giờ tự học? của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) cho thấy khoảng 85% sinh viên cho rằng hai giờ tự học là khoảng thời gian họ làm bài tập, đi làm thêm để nhằm mở rộng kiến thức, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trước khi ra trường. Ngoài ra, khoảng 72% sinh viên cho rằng việc sử dụng hai giờ tự học hiện nay là có hiệu quả, 28% cho rằng chưa hiệu quả và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như phương pháp dạy học, phương thức đánh giá của người dạy, số lượng bài học, bài tập quá nhiều,... Sinh viên đã kiến nghị một số giải pháp đối với nhà quản lý (Khoa, Trường), người dạy và bản thân họ nhằm giúp họ sử dụng hai giờ tự học được hiệu quả hơn. Trong đó, có tới 75% sinh viên cho rằng vai trò quan trọng nhất tiếp đến là nhà trường và người dạy

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH SINH HOẠT CHI ĐOÀN THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

    Get PDF
    Việc áp dụng học chế tín chỉ ảnh hưởng đến việc tổ chức và tham gia sinh hoạt chi đoàn (SHCĐ) của cán bộ đoàn và đoàn viên sinh viên. Kết quả khảo sát đoàn viên sinh viên về hiện trạng và xây dựng mô hình sinh hoạt chi đoàn tại Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) cho thấy có 87,57% hiểu đúng về số lần phải sinh họat lệ; 98,00% cho rằng sinh hoạt chi đoàn có ích cho bản thân cả khi đang học và đã tốt nghiệp. Tuy nhiên, còn 15% không tham gia đủ các lần SHCĐ do nhiều nguyên nhân như kế hoạch và lịch học tập của đoàn viên sinh viên là rất khác nhau là đơn cử. Vì vậy, việc cải thiện tình hình, xây dựng mô hình SHCĐ phù hợp với học chế tín chỉ là cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt Điều lệ Đoàn

    Nghiên cứu hoạt tính ức chế matrix metalloproteinase-8 của các cao chiết nấm Isaria cicadae và Isaria tenuipes được phân lập tại Việt Nam

    Get PDF
    Isaria cicadae (I. cicadae) và Isaria tenuipes (I. tenuipes) là nấm ký sinh côn trùng chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học bao gồm hoạt tính ức chế khối u, kháng ung thư, tăng cường miễn dịch. MMP-8 (Matrix Metalloproteinase-8) là một trong những collagenase thuộc endopeptidase ở động vật có vú, liên quan đến sự thoái hóa chất nền ngoại bào, tăng sinh mạch, xâm lấn và di căn ung thư. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát hoạt tính ức chế di căn thông qua ức chế sự phân giải collagen của MMP-8 bằng 26 loại cao chiết của hai loài I. cicadae và I. tenuipes, ở các nồng độ 20, 200, 2000 µg/mL. Cao chiết cordyceps polysaccharide (CPS) I. cicadae quả thể thể hiện khả năng ức chế MMP-8 là cao nhất ở nồng độ 2000 µg/mL, với tỷ lệ ức chế là 52,05 ± 0,18%. Kết quả cho thấy tiềm năng ức chế MMP-8 của cao chiết polysaccharide, làm tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn về MMP-8, I. cicadae và I. tenuipes trong tương lai
    corecore