3 research outputs found

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi

    Ảnh hưởng của khuấy trộn đến quá trình sản xuất khí sinh học từ bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh

    Get PDF
    Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của tần suất khuấy trộn bùn xi phông từ nuôi tôm siêu thâm canh lên sản xuất khí sinh học. Ủ yếm khí theo mẻ được thực hiện, gồm 5 nghiệm thức: không khuấy trộn (NS), 1 lần (1T), 2 lần (2T), 4 lần (4T) và 8 lần (8T) cho một ngày với thời gian khuấy trộn 2 phút. Tỷ lệ nạp bùn xi phông là đồng nhất ở mỗi nghiệm thức với 20 g chất rắn bay hơi/L. Kết quả phản ánh rằng năng suất sinh khí mê-tan (CH4) ở các nghiệm thức 1T, 2T và 4T cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức NS lần lượt là 10,01%, 5,99% và 4,2%. Nghiên cứu này cũng tìm thấy một mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa năng suất sinh khí CH4 và số lần khuấy trộn dung dịch ủ. Điều lưu ý là, ở mức khuấy trộn cao nhất (8 lần/ngày) cho năng suất sinh khí CH4 tương đồng với không khuấy trộn
    corecore