17 research outputs found

    SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA TỔ HỢP LỢN LAI DUROC × [LANDRACE × (PIETRAIN × VCN–MS15)] VÀ PIETRAIN × [LANDRACE × (DUROC × VCN–MS15)] NUÔI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá sinh trưởng và sức sản xuất thịt của 2 tổ hợp lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn để theo dõi sinh trưởng của 32 con lợn lai 60 ngày tuổi thuộc 2 tổ hợp lai nói trên (16 cá thể/tổ hợp lai). Lợn được nuôi cá thể trong chuồng hở và được ăn tự do các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng. Khi kết thúc thí nghiệm, 6 cá thể lợn/1 tổ hợp lai với khối lượng 80–87 kg được giết mổ để đánh giá sức sản xuất thịt. Kết quả cho thấy lợn lai Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)] và Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)] nuôi từ 60–160 ngày tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối tương ứng 651,30 và 722,50 g/con/ngày                 (p < 0,001); hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,63 và 2,53 kg/kg tăng khối lượng; tỷ lệ móc hàm là 79,27 và 78,76 %; tỷ lệ thịt xẻ là 71,92 và 71,99 % và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 58,60 và 59,29 % (p > 0,05). Kết quả trên cho thấy 2 tổ hợp lợn lai nghiên cứu có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sản xuất thịt cao. Cần khuyến cáo để đưa vào sản xuất.Từ khóa: sinh trưởng, sức sản xuất thịt, Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN–MS15)], Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN–MS15)

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở cây mô hình thuốc lá thông qua việc chuyển gen mã hóa ADP glucose pyrophosphorylase của vi khuẩn

    Get PDF
    Starch is the primary storage polysaccharide in plants.  It not only plays a role as the most important nutritional component in the diet of humans and many animal species, but is also a raw material in the food processing industry or material industry. Therefore, a current research direction is the improvement of crops by increasing starch yields based on enhancing the activity of key enzymes involved in starch biosynthesis by genetic engineering. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) is an important regulatory enzyme for synthesis of glycogen in bacteria and starch in plants. In this paper, the 1.5 kb synthetic mutant of AGPopt gene derived from E. coli AGPase was inserted into the plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficiency of this construct was tested in transgenic Nicotiana tabacum. The integration of AGPopt into the plant genome was confirmed by PCR and Southern hybridization, and the expression of bacterial AGPase in transgenic lines was detected by Western hybridization. Interestingly, starch assays in 7 tobacco transgenic lines resulted in 5 lines displaying an increase in the levels of starch accumulated in the leaves, approximately 18%–56% higher than those of WT plants. These results indicate that the expression of AGPopt is one of effective strategies for enhanced starch production in plant.Tinh bột là polysaccaride dự trữ của thực vật, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của con người cũng như nhiều loài động vật, đồng thời là nguyên liệu thô trong công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Do đó, một trong các hướng nghiên cứu được quan tâm hiện nay là làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây trồng trên cơ sở tăng cường hoạt động của một số gen mã hóa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp và tích lũy tinh bột. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) đã được chứng minh là enzyme điều hòa quan trọng, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Trong nghiên cứu này, gen nhân tạo đã tối ưu mã AGPopt với kích thước 1,5 kb có nguồn gốc từ gen glgC mã hóa cho enzyme AGPase của vi khuẩn E. coli mang đột biến thay thế glycine bằng aspartic acid ở vị trí 393 nhằm giảm ái lực với các chất ức chế đã được nối ghép với vector chuyển gen thực vật và chuyển vào cây mô hình thuốc lá, hoạt động dưới sự điều khiển của promoter 35S. Sự tích hợp của gen AGPopt vào genome thực vật được khẳng định bằng kỹ thuật PCR và Southern blot, đồng thời phương pháp lai Western blot đã phát hiện sự biểu hiện của AGPase trong các dòng thuốc lá chuyển gen . Đặc biệt, phép đo hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá ở 7 dòng chuyển gen cho thấy có 5 dòng chứa lượng tinh bột trong lá cao hơn dòng đối chứng không chuyển gen, trong đó 1 dòng có mức tăng cao nhất là 56%, 4 dòng còn lại có mức tăng từ 18%-44%. Những bằng chứng này bước đầu cho thấy việc biểu hiện gen AGPopt là một chiến lược hiệu quả giúp tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở thực vật

    Nhớ ơn Bác Hồ

    No full text
    159 tr.; 20 cm

    SO SÁNH NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI VCN-MS15 VỚI LỢN NÁI MÓNG CÁI NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Mục đích của nghiên cứu này là so sánh năng suất sinh sản của lợn nái VCN-MS15 với lợn nái Móng Cái trưởng thành trong điều kiện trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy lợn nái VCN-MS15 có số lợn con sơ sinh, còn sống và cai sữa (30 ngày tuổi)/ổ cao, lần lượt là 14,40, 13,00 và 12,55 con, cao hơn so với các chỉ tiêu tương ứng ở lợn nái Móng Cái là 12,05 (P<0,01), 11,30 (P<0,05) và 11,00 con (P<0,05). Mặt khác, khối lượng sơ sinh, cai sữa của lợn con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm của lợn nái VCN-MS15 lần lượt là 1,01, 5,68 kg/con và 173,79 kg/nái/năm, cao hơn so với các chỉ tiêu tương ứng của lợn nái Móng Cái là 0,75 (P<0,001), 4,53 (P<0,001) và 120,54 kg (P<0,001). Số lứa đẻ/nái/năm ở lợn nái VCN-MS15 và Móng Cái tương ứng là 2,43 và 2,43 lứa (P>0,05). Kết luận: lợn nái VCN-MS15 và lợn nái Móng Cái nuôi trong điều kiện trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế đều có năng suất sinh sản cao; đàn lợn nái VCN-MS15 có năng suất sinh sản cao hơn đàn lợn nái Móng Cái. Cần khuyến cáo nhân rộng đàn lợn nái VCN-MS15 trong sản xuất để đa đạng hóa giống lợn, và làm nguyên liệu lai tạo các tổ hợp lợn lai mới để cải thiện sức sản suất của đàn lợn địa phương
    corecore