3 research outputs found

    ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TỲ BÀ BƯỚM (Sewellia spp.) PHÂN BỐ Ở THỪA THIÊN HUẾ DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DNA MÃ VẠCH

    Get PDF
    Tóm tắt: Giống cá Tỳ bà bướm (Sewellia) có kích thước nhỏ được khai thác từ tự nhiên phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc phân loại thành phần loài thuộc giống cá này dựa trên hình thái ngoài chưa có sự thống nhất giữa các khóa phân loại. Tổng số 32 mẫu thuộc giống Sewellia đã được thu tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 2/2017 đến tháng 12/2017. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá được đo đếm và mô tả để định danh đến loài. Đồng thời, việc định danh các mẫu cá cũng được hỗ trợ bởi phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S rDNA và Cytochrome c oxidase I (COI). Phân tích chỉ tiêu hình thái và giải trình tự gen cho thấy hai loài cá thuộc giống Sewellia phân bố ở Thừa Thiên Huế là Sewellia lineolata (Valenciennes, 1846) và Sewellia albisuera Freyhof, 2003. Đây là lần đầu tiên loài Sewellia albisuera được ghi nhận phân bố tại tỉnh Thừa Thiên Huế.Từ khóa: Sewellia lineolata, Sewellia albisuera, COI, 16S rDN

    ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ TỲ BÀ BƯỚM HỔ (Sewellia lineolata) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) là loài cá cảnh đang được khai thác từ tự nhiên để phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay chưa ghi nhận được nghiên cứu nào về đặc điểm sinh sản loài cá này. Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng số 3.719 mẫu được thu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 để đánh giá các chỉ tiêu: xác định tỷ lệ đực/cái, các chỉ số độ béo Fulton và Clark, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục sinh dục và kích thước thành thục. Kết quả cho thấy tỷ lệ đực/cái trong quần đàn tự nhiên là 0,76 (với 43,1% cá đực và 56,9% cá cái). Cả độ béo Fulton và Clark của cá đều biến động qua các tháng trong năm, trong đó đạt cao nhất vào tháng 3 và tháng 7. Mức độ phát triển của tuyến sinh dục và hệ số thành thục sinh dục của cá đạt cao vào hai đợt trong năm, đợt một từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau và đợt hai từ tháng 4 đến tháng 6. Kích thước thành thục lần đầu đối với cá Tỳ bà bướm hổ đực là 45,04 mm và cá cái là 44,39 mm.Từ khóa: đặc điểm sinh sản, Sewellia lineolata, Thừa Thiên Huế, Tỳ bà bướm h

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) GIAI ĐOẠN GIỐNG

    No full text
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống cá nâu giai đoạn từ 21 đến 50 ngày tuổi. Cá nâu thí nghiệm được nuôi ở 4 mức độ mặn khác nhau (10‰, 15‰, 20‰ và 25‰). Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài, khối lượng của cá nâu khi nuôi ở độ mặn 15‰ và 20‰ cao hơn so với độ mặn 10‰ và 25‰ (p <0,05). Cá nâu nuôi ở các nghiệm thức thí nghiệm đều đạt tỷ lệ sống cao hơn 80% và không có sự sai khác có ý ngĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p >0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu đạt thấp nhất ở nghiệm thức 15‰ và có sự khác biệt với nghiệm thức 10 ‰ (p< 0,05), tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với hai nghiệm thức 20‰ và 25‰ (p >0,05). Nghiên cứu này đã khẳng định rằng độ mặn có ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá nâu giai đoạn giống. Kết quả này khuyến cáo rằng, nên ương cá Nâu giai đoạn giống từ 21 đến 50 ngày tuôi ở độ mặn 15‰ đến 20‰
    corecore