236 research outputs found
ĐÁNH GIÁ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tóm tắt: Quảng Điền là huyện có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, song lại chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ tại các xã bị ảnh hưởng với số lượng mẫu được xác định theo công thức Slovin. Dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu B2 đến năm 2020 của của Bộ TNMT cho tỉnh TT Huế, đã xác định được diện tích đất bị ngập tăng lên 115,20 ha và hạn hán tăng 15,20 ha. Để thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện ngập và hạn hán, trên cơ sở đánh giá sự thích ứng của các mô hình sử dụng đất, Quảng Điền cần bố trí chuyển mục đích sử dụng diện tích đất bị ngập là 57,60 ha và đất khô hạn là 9,12 ha. Trên cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất, nghiên cứu này cũng giúp chính quyền địa phương có những định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.Từ khóa: sử dụng đất nông nghiệp, ngập lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu, Quảng Điề
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân với nhà ở xã hội tại các khu vực đô thị ở Việt Nam
Bài viết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân với nhà ở xã hội (NOXH) tại các khu vực đô thị ở Việt Nam. Dựa trên dữ liệu từ 414 mẫu khảo sát của cư dân sống trong các dự án NOXH tại Hà Nội và Hải Phòng, được phân tích bằng phần mềm SPSS 26 và Smart-PLS 4, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến Sự hài lòng của cư dân đối với NOXH, bao gồm: Dịch vụ quản lý và vận hành nhà ở, Cơ sở vật chất công cộng, Đặc điểm khu dân cư, Thiết kế căn hộ, Diện tích và số phòng ngủ, Môi trường xã hội. Kết quả cũng cho thấy, Sự hài lòng với NOXH ảnh hưởng mạnh mẽ đến Sự hài lòng với cuộc sống. Từ các phát hiện trên, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp góp phần vào thành công của chính sách NOXH
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Tóm tắt: Việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh là giải pháp tối ưu hiệu nay vì vừa giảm thiểu thải chất thải lại vừa tận dụng để làm phân hữu cơ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được 18 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose, tuyển chọn được chủng 6NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh nhất và được nhân sinh khối để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Chủng 6NH1 phát triển tốt nhất khi được nuôi cấy ở 30 °C và pH 6–7. Khi ủ rơm rạ với chủng vi khuẩn này, hàm lượng cellulose giảm 49,6 % so với đối chứng. Phân tích di truyền phân tử dựa trên trình tự 16S rRNA, chủng vi khuẩn 6NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.Từ khóa: Bacillus amyloliquefaciens,cellulose, phân hữu cơ vi sin
SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HỆ THỐNG CANH TÁC TRÊN ĐẤT VÀ KHÔNG CẦN ĐẤT: TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Nowadays, to secure production in the case of restricted natural resources requires innovative farming approaches to achieve a balance between agriculture and environmental protection. This study investigates, via investment metrics and sensitivity analysis, the most popular current farming practices to clarify whether or not these systems can fulfill current and future demands with limited natural resources and at lowest cost. The research analyzes soil-based and soilless (hydroponics and aeroponics) lettuce farming systems to highlight the economic efficiency and limitations of each practice. Outcomes confirm that soilless systems are more efficient in terms of production outputs than soil-based systems. The sensitivity analysis of soil-based systems reveals that the impact of stochastic inputs is in the decreasing magnitude of interest, gross revenue, and total operating cost. The importance of NPV varies under the impact of gross revenue in the systems of hydroponics and aeroponics. This also indicates that alterations in prices or output quantities are much more critical than total operating cost and interest.Ngày nay, nhằm đảm bảo sản xuất trong điều kiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế đòi hỏi các phương pháp sản xuất sáng tạo để đạt được sự cân bằng giữa trồng trọt và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này điều tra các thực hành canh tác phổ biến nhất hiện nay để làm sáng tỏ các hệ thống có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai với mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và chi phí thấp nhất, thông qua việc sử dụng các chỉ số đánh giá đầu tư, và phân tích độ nhạy. Nghiên cứu này tiếp cận hệ thống canh tác rau xà lách trên đất và không cần đất (thủy canh, khí canh), để làm nổi bật khả năng kinh tế và giới hạn của mỗi công nghệ. Các phát hiện cho thấy các hệ thống không đất hiệu quả hơn về sản lượng sản xuất chung và hiệu quả kinh tế so với các hệ thống dựa trên đất. Kết quả phân tích độ nhạy trên canh tác không dùng đất, tác động của các biến đầu vào lên Hiện giá ròng NPV giảm dần theo thứ tự: Lãi suất, tổng doanh thu, và tổng chi phí vận hành. Tầm quan trọng của NPV thay đổi nhiều nhất dưới tác động của tổng doanh thu trong hệ thống thủy canh và khí canh, trong khi ở hệ thống dựa trên đất chỉ đứng thứ hai. Tác động lớn nhất của tổng doanh thu cũng cho thấy sự thay đổi đến từ giá bán hoặc sản lượng đầu ra, quan trọng hơn nhiều so với chi phí hoạt động và lãi suất
ẢNH HƯỞNG CỦA HEMA ĐẾN QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ TÍNH NHẠY NHIỆT CỦA POLY(NIPAM-CO-HEMA)
Copolyme của poly(N-isopropylacrylamit-co-hydroxyethyl methacrylat) [P(NIPAM-co-HEMA)] được tổng hợp từ quá trình đồng trùng hợp các monome N-isopropylacrylamit (NIPAM) và 2-hydroxyethyl methacrylat (HEMA) với tỷ lệ mol xác định. Hằng số đồng trùng hợp của HEMA cao hơn so với NIPAM khi xác định theo phương pháp Kelen-Tudos (rNIPAM= 0.05; rHEMA=0.5). Cấu trúc đặc trưng của copolyme được xác định bằng phổ hồng ngoại FTIR, nhiệt độ dung dịch tới hạn dưới (LCST) của copolyme tăng khi tăng hàm lượng HEMA
DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tóm tắt: Nghiên cứu này dự báo ảnh hưởng của lũ lụt đến sử dụng đất nông nghiệp theo kịch bản nước biển dâng ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 trong việc xây dựng bản đồ dự báo ngập lụt và dự tính diện tích đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền bị ngập dựa vào mô hình độ cao kỹ thuật số (DEM) và mực nước biển dâng (Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp_RCP4.5_ của Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của BTNMT năm 2016). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi mực nước biển tăng 13 cm vào năm 2030 và 22 cm vào năm 2050, tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị ngập lần lượt 5912,93 ha và 6267,60 ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa sẽ bị ngập nhiều nhất với 4176,98 ha vào năm 2030 và 4249,79 ha vào năm 2050. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để hỗ trợ các nhiệm vụ lập kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững. Đồng thời, đây là một cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng nhằm xây dựng chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu ở huyện Quảng Điền trong thời gian tới.Từ khóa: đất nông nghiệp, DEM, nước biển dâng, lũ lụt, Quảng Điề
Xây dựng mô hình toán số kết hợp mô phỏng diễn biến lòng dẫn và sạt lở bờ sông, áp dụng cho sông Đồng Nai đoạn Cù lao Rùa
Có một số cách tiếp cận trong nghiên cứu bồi xói và sạt lở bờ sông như cách tiếp cận hình thái hoặc cách tiếp cận động lực học. Mục tiêu của bài báo là trình bày một mô hình toán số kết hợp tính toán diễn biến lòng dẫn và sạt lở bờ sông. Điểm mới trong nghiên cứu là dòng chảy được tính bằng mô hình thủy động lực 3D nên ứng suất ma sát trên bề mặt bờ sông được tính toán trực tiếp. Mô phỏng diễn biến xói đáy, xói ngang bờ được tính toán bằng mô hình dòng chảy 3D kết hợp với mô hình vận tải bùn cát. Sạt lở bờ bờ được tính toán bằng thông qua phân tích ổn định cung trượt tròn. Áp lực khe rỗng sử dụng trong phân tích ổn định được tính toán bằng cách giải phương trình dòng chảy thấm. Mô hình được áp dụng tính toán thử nghiệm cho đoạn sông Đồng Nai tại Cù lao Rùa. Các tính toán đã cho thấy mô hình cần 1 giờ chạy trên máy tính PC i7 để tính toán mô phỏng cho 3 giờ thực tế. Với tốc độ tính như vậy khả năng ứng dụng của mô hình là khá tốt
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LỌC SINH HỌC TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NƯỚC NUÔI GIỐNG CÁ BIỂN QUY MÔ SẢN XUẤT
APPLICATIONS TECHNOLOGY RECIRCULATION AQUACULTURE SYSTEM BY SUBMERGED BIOFILTER AT COMMERCIAL MODEL Applications technology Recirculation Aquaculture System by Submerged Biofilter is orinentation for future development. The biological filter system were evaluated in 69 days rearing culture cobia (Rachycentron canadum) at the Ngoc Hai harchery, Do Son, Haiphong, a commercial scale research and demonstration recirculating aquaculture facility. Total ammoniacal nitrogen (TAN) removal rates were determined for this of biofilters for a range of concentrations ranging from 0.08 to 4.92 g TAN/m3/ngày. TAN concentrations were varied by feed rates, and limited by fish feeding response. Maximum feed rates were 0.71 kg/m3.day, using a 40% protein diet, total feeds was 23 kg/day. Average TAN removal rates (VTR) (in g TAN/m3.day of unexpanded media/day ± standard deviation, min – max) were 60.87 ± 99.8 (0.45, 424.53) g/m3.day this biofilter submerged. Nitrit remove rates (VNR) was 77.89 ± 125.86 (-19.97; 482.18) g/m3.day. These results are considerably lower than results previously published at the laboratory scale using artificial waste nutrients. This study highlights the need for future biofilter evaluations at the commercial scale using real aquaculture waste nutrients
Phát triển các thuộc tính cảm quan trong đánh giá độ tươi sản phẩm phi lê cá lóc (Channa striata) bằng phương pháp QIM và Torry
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phát triển các thuộc tính cảm quan cho đánh giá độ tươi của sản phẩm phi lê cá lóc bằng phương pháp QIM (quality index method) và Torry, đồng thời áp dụng đánh giá độ tươi của sản phẩm phi lê cá lóc bao gói chân không bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-4°C. Bảng mô tả cảm quan theo phương pháp QIM đã được phát triển gồm 5 thuộc tính: màu sắc mặt da, màu sắc mặt thịt, trạng thái cấu trúc, mùi và độ dính của mặt thịt với tổng số điểm chỉ số chất lượng QI (quality index) là 12. Kết quả áp dụng bảng mô tả chỉ số chất lượng QI vào đánh giá độ tươi của sản phẩm phi lê cá lóc bao gói chân không bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-4°C cho thấy, điểm QI tương quan tuyến tính với thời gian bảo quản (QI =0,799*thời gian bảo quản + 0,6241, R2=0,9605). Điểm cảm quan Torry của thịt cá lóc nấu chín tương quan tuyến tính với thời gian bảo quản. Căn cứ vào điểm Torry thì thời hạn sử dụng của sản phẩm phi lê cá lóc là 13 ngày, tương ứng với chỉ số chất lượng QI là 11. Kết quả thu được cho thấy bảng mô tả cảm quan theo phương pháp QIM xây dựng được có thể áp dụng để đánh giá độ tươi,..
Tổng hợp vật liệu bằng phương pháp phản ứng nổ và tính chất của LaPO4:Eu kích thước nanomet
Eu (III) -doped LaPO4 nanophosphors were prepared via combustion synthesis using urea as fuel and metal nitrates as precursor. Structures, morphologies, and photoluminescent properties of the LaPO4:Eu were studied by X-ray diffraction, scanning electron microscopy, photoluminescent and excitation photoluminescent spectra. The average diameters for the phosphor particles are 5-20 nm. The effects of Eu(III) doping process and heating temperature on structure and optical properties of nanophosphors have been investigated. LaPO4:Eu phosphors show the intense peak at 594 nm corresponding to the 5D0-7F1 transition of Eu (III) in inversion symmetry sites
- …