633 research outputs found

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÃ LỤC BÌNH Ủ CHUA TRONG KHẨU PHẦN ĐỂ CHĂN NUÔI BÒ THỊT ĐỊA PHƯƠNG

    Get PDF
    Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin với 4 nghiệm thức, 4 giai đọan và 4 bò ta có trọng lượng trung bình là 183±15,4kg, nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của bã lục bình ủ chua thay thế rơm trong khẩu phần bò ta lên lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, lượng N-NH3 và tổng số axit béo bay hơi (ABBH) của dịch dạ cỏ, sự tiêu hóa dưỡng chất và tích lũy đạm của bò ta. Mỗi giai đoạn kéo dài trong 2 tuần với 1 tuần tập cho bò làm quen với khẩu phần và 1 tuần kế tiếp là để lấy mẫu. Bốn nghiệm thức trong  thí nghiệm gồm có BLU0, BLU15, BLU30 và BLU45 tương ứng với sự thay thế rơm bằng bã lục bình ở mức 0, 15, 30 và 45% (DM). Bò thí nghiệm được bổ sung cỏ tự nhiên ở mức 0,6% trọng lượng cơ thể (DM) và bánh đa dưỡng chất để bổ sung đạm ở mức 0,22kg/100kg thể trọng, trong khi rơm được cho ăn tự do. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự thay thế rơm bằng bã lục bình ủ chua đã không ảnh hưởng lên mức tiêu thụ năng lượng trao đổi, tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, các tham số dịch dạ cỏ và sự tích lũy nitơ  của bò (p>0,05) ở các nghiệm thức. Về mặt số liệu, ở mức độ thay thế rơm bằng bã lục bình 15% và 30%, bò có lượng đạm tích luỹ và tăng trọng tốt hơn. Kết luận là có thể thay thế rơm bằng bã lục bình ủ chua trong khẩu phần bò thịt ở mức 30% để tăng khả năng tận dụng lượng lục bình sẵn có làm thức ăn cho bò

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG THỰC VẬT LÊN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÔ SẸO CÂY THU HẢI ĐƯỜNG BÀ TÀI (Begonia bataiensis)

    Get PDF
    Leaves and young petiole of Begonia bataiensis were sterilized with 10% calcium hypochlorite (Ca(OCl)2) and indurations of 0, 4, 6, 8, 10, and 12 minutes. Then they were plated on media consisting of a half dish of MS supplemented by 30 g/l sucrose and 7.5 g/l agar. After 21 days, the culturing rate of clean samples was 81.7%. Leaves and stems of the transplanted plants in vitro were cultured on a half dish of MS media supplemented with 30g/l sucrose, 7.5g/l agar and plant growth-regulators: 2.4-Dichlorophenoxyacetic acid (2.4D) and thidiazuron (TDZ). Various concentration of TDZ (0; 0.1; 0.3; 0.5; 1 mg/l) were used. After 21 days, results were obtained for 96% of the callus on the medium supplemented with 0.3 mg/l TDZ. The callus had a fresh weight of 2,642 mg/sample and a dry weight of 271 mg/sample. The calluses were transferred onto a medium for forming shoots and roots to complete the plant in vitro.Mẫu lá và cuống lá non cây Thu hải đường được khử trùng bằng Calcium hypochlorite (Ca(OCl)2) nồng độ 10% với các mức thời gian 0, 4, 6, 8, 10, 12 phút, sau đó cấy trên môi trường ½ MS có bổ sung 30g/l đường sucrose, 7.5g/l agar. Sau 21 ngày nuôi cấy, tỷ lệ tạo mẫu sạch đạt 81.7%. Mẫu lá và thân non cây Thu hải đường in vitro cấy trên môi trường ½ MS có bổ sung 30g/l đường sucrose, 7.5g/l agar và các chất kích thích sinh trưởng thực vật là 2.4-Dichlorophenoxyacetic acid (2.4 D) và thidiazuron (TDZ) nồng độ thay đổi từ 0; 0.1; 0.3; 0.5; 1 mg/l. Sau 21 ngày, kết quả thu được 96 % mẫu tạo mô sẹo trên môi trường có bổ sung 0.3 mg/l TDZ. Mô sẹo có khối lượng tươi là 2,642mg/mẫu, khối lượng khô là 271/mẫu mg. Các mô sẹo trên được chuyển sang môi trường hình thành chồi và hình thành rễ để tạo cây in vitro hoàn chỉnh.

    Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn giống

    Get PDF
    Các tỉ lệ cho ăn khác nhau đã được thử nghiệm để đánh giá tăng trưởng và tỉ lệ tăng sinh khối của ốc bươu đồng (Pila polita) trong quá trình ương giống. Thí nghiệm gồm có 4 tỉ lệ cho ăn khác nhau và được lặp lại 3 lần là: 1) Cho ăn với tỉ lệ 3% khối lượng ốc trong 5 tuần (F3-3), 2) Cho ăn 3% trong tuần đầu và 5% ở tuần thứ 2 đến thứ 5 (F3-5), 3) Cho ăn 3% trong tuần đầu, 5% tuần thứ 2 và 7% tuần thứ 3 trở đi (F3-7), 4) Cho ăn 3% tuần đầu, 5% tuần 2, 7% tuần 3, 10% từ tuần thứ tư trở đi (F3-10). Ốc bươu đồng với khối lượng 0,10 - 0,13 g và chiều cao vỏ từ 7,05 - 8,03 mm được ương trong bể PVC (40×80 cm), với mật độ 300 con/m2 và cho ăn thức ăn công nghiệp (18% đạm). Sau 5 tuần nuôi, tỉ lệ sống của ốc khi cho ăn với các tỉ lệ khác nhau không có sự khác biệt (p>0,05). Tuy nhiên, khi cho ăn ở nghiệm thức F3-10 (1,66 g và 20,2 mm) thì cao hơn so với các nghiệm thức khác (

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỊCH MANH TRÀNG CỦA THỎ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỰ SINH KHÍ VÀ TIÊU HÓA THỨC ĂN Ở IN VITRO

    Get PDF
    Nghiên cứu ứng dụng dịch manh tràng của thỏ để thực hiện đánh giá sự sinh khí và tỷ lệ tiêu hóa một số thức ăn phổ biến cho thỏ ở in vitro tại Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy dịch manh tràng của của thỏ có tiềm năng sử dụng để đánh giá tốt sự sinh khí và tỉ lệ tiêu hóa thức ăn. Lượng khí sinh ra (ml/gOM) có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ tiêu hóa in vitro (%OMD) với R2 = 0.80. Chúng tôi có kết luận là dịch manh trành của thỏ có thể dùng để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa và sự sinh khí ở in vitro, và phương pháp sinh khí có thể ước lượng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn vì đơn giản, ít tốn kém, khắc phục được sai số trong tiêu hóa thức ăn ở in vitro. Các loại thức ăn như cỏ lông tây, địa cúc, bìm bìm, rau muống, đậu lá nhỏ, đậu lá lớn, rau lang, lá bông cải, lá bắp cải, cải bắc thảo, lá rau muống, tấm, lúa, cám, thức ăn hỗn hợp, bã bia, bã đậu nành là thức ăn tốt dùng nuôi thỏ có nhiều triển vọng

    ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG ĐÊ BAO LỬNG TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự tác động của yếu tố khí tượng - thủy văn khác nhau (bao gồm: Nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và mực nước) đến năng suất lúa ở tỉnh An Giang bằng cách phân tích các xu hướng và sự tương quan giữa các yếu tố thực đo với năng suất lúa thực tế. Bên cạnh các yếu tố khí tượng - thủy văn, tác động của các yếu tố sản xuất nông nghiệp (bao gồm: Giống lúa, phân bón, và sâu bệnh) lên năng suất lúa cũng được phân tích. Kết quả cho thấy nhiệt độ thấp và lượng mưa có xu hướng gia tăng; nhiệt độ cao và số giờ nắng có xu hướng suy giảm. Ngoài ra, sự tương quan giữa số giờ nắng, nhiệt độ cao và mực nước thấp với năng suất lúa có giá trị thấp (giá trị thấp nhất của sự tương quan trong vụ Đông-Xuân là 0,03% và trong vụ Hè-Thu là 3,2%). Tuy nhiên, tương quan giữa năng suất lúa với sâu bệnh và lượng mưa tương đối cao (giá trị lớn nhất tương ứng là 44,6 và 79,2%). Do vậy, sự thay đổi của lượng mưa (đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trong tương lai) cần được nghiên cứu sâu hơn vì sự thay đổi này có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, và do đó ảnh hưởng đến đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long

    Giải mã hệ gen ở thực vật và các loài thuộc chi Nhân sâm (Panax L.)

    Get PDF
    Advances in genome sequencing technologies have created a new genomic era of life sciences research worldwide in which a number of modern and sophisticated techniques and tools have been developed and employed. Many countries have invested in plant genome sequencing as part of a sustainable development strategy. Each year, the number of plant genomes and transcriptomes sequenced has increased. The results obtained offer opportunities for fundamental and applied research, provide valuable data for identification of genes or molecular markers linked to traits that are important for selection, cultivation, and/or production. In Vietnam, partial or complete genome sequencing of crops has been recently conducted, primarily as part of international collaborative projects. The genus Panax L. (Araliaceae family) is comprised of several species of commercial value with narrow distributions such as P. bipinnatifidus Seem., P. stipuleanatus H.T.Tsai K.M.Feng, and Panax vietnamensis Ha et Grushv. Despite their very important roles in traditional medicine, understanding of their genetic characteristics is still limited. Molecular studies on the genus have, so far, only evaluated limited markers for phylogenetic analysis. Therefore, genome sequencing of these important herbal plants is needed to understand their genetic characteristics, their evolutionary history and the genes and biochemical pathways contributing to medicinally important metabolites. This review summarizes all related genome sequencing technologies including the most recent advances in the last decade and their applications in genome and transcriptome sequencing of plants in general and in the genus Panax L. in particular.Thành công trong việc phát triển các công nghệ giải trình tự gen đã mở ra thời kỳ phát triển mới trong nghiên cứu về khoa học sự sống với rất nhiều kỹ thuật phức tạp và hiện đại đã được phát triển và ứng dụng. Với chiến lược phát triển bền vững, nhiều nước trên thế giới đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu giải mã và phân tích hệ gen ở các đối tượng thực vật. Hàng năm, số lượng các loài được giải mã hệ gen tăng lên nhanh chóng. Kết quả đạt được mở ra nhiều cơ hội cho các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, cung cấp dữ liệu cho việc tìm kiếm các chỉ thị phân tử liên quan đến các tính trạng quan trọng và xác định nguồn gen. Ở Việt Nam, nghiên cứu giải mã toàn bộ hoặc một phần hệ gen các loài cây trồng có giá trị chỉ được bắt đầu trong thời gian gần đây trong khuôn khổ các chương trình hợp tác quốc tế. Chi Nhân sâm bao gồm các loài cây rất có giá trị kinh tế với khu vực phân bố hẹp như Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (P. stipuleanatus H.T.Tsai K.M.Feng) và Sâm Ngọc linh hay còn gọi là Sâm việt nam (P. vietnamensis Ha et Grushv.)…Mặc dù là các loài dược liệu quý nhưng những hiểu biết về di truyền phân tử của các loài này còn rất hạn chế. Hiện nay, các nghiên cứu chỉ sử dụng một số chỉ thị phân tử để nhận dạng hay đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen. Vì vậy, các nghiên cứu liên quan đến giải mã hệ gen, phát triển bộ mã vạch phân tử góp phần hiểu biết sâu hơn về các đặc tính di truyền phân tử và tiến hóa của loài. Bài viết này sẽ tổng quan một số công trình nghiên cứu về các công nghệ giải trình tự DNA/hệ gen trên thế giới và những ứng dụng trong giải mã hệ gen, hệ gen biểu hiện ở thực vật nói chung và các loài thuộc chi Nhân sâm nói riêng

    Nghiên cứu chế tạo phân bón nhả chậm trên cơ sở khoáng sét và tinh bột biến tính

    Get PDF
    Phân bón nhả chậm trên cơ sở khoáng sét và tinh bột biến tính đã được nghiên cứu và chế tạo. Tinh bột sắn được biến tính bởi dung dịch nước Javen trong các điều kiện thời gian khác nhau trong môi trường trung tính. Mức độ oxy hóa của tinh bột được xác định bằng chỉ số cacbonyl và khối lượng phân tử. Sau đó, tinh bột biến tính được trộn hợp với phân ure, bentonit trước khi tạo viên. Tốc độ rã và hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng mẫu tinh bột biến tính sau 7 giờ cho khả năng kết dính tốt nhất, hàm lượng tinh bột tối ưu cho thành phần phân nhả chậm là 30% khối lượng so với khoáng sét

    Phân lập, nghiên cứu môi trường thích hợp sinh tổng hợp laccase của chủng nấm đảm thu thập từ Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà và khả năng loại màu thuốc nhuộm của chủng

    Get PDF
    A fungal strain FBD154 with high laccase production was isolated from Bidoup-Nui Ba Parks, Lam Đong, Vietnam. FBD154 was identified as Polyporus sp. FBD154 based on traditional method and ITS sequence analysis. Polyporus sp. FBD154 synthesized laccase with high activity 74925 U/l on modified TSH1 (200 g/l containing potato extract, 1 g/l casein, 1 g/l rice bran, 5 g/l soybean meal, 10 g/l manose, 3 g/l NH4Cl, 0.3 mM CuSO4, pH 4). Crude laccase of Polyporus sp. FBD154 was applied to decolor several synthetic and commercial dyes. After 30 min, laccase from Polyporus sp. FBD154 could decolorize synthetic dyes at 100 mg/l concentration with efficiency of 60% acid red (NY1), 18% acid red 299 (NY7), 52% acid blue 281 (NY5) and 83% Remazol Brilliant Blue R (RBBR) without mediator. For commercial dyes at concentration of 100 mg/l, color removal efficiency reached to 62% megafix black CLS (CLS) and 72% everzol red LF2B (LF-2B) without mediator. Efficiency of synthetic dye removal by Polyporus sp. FBD154 crude laccase with 200 µM mediator obtained 90% RBBR with violuric acid (VIO) after 30 min; 80% NY5 with hydroxybenzotriazole (HBT) for 24 hours; 87% NY1 with acetosyringone (Ace) for 5 min; 92% NY7, 91% LF-2Band 73% CLS with syringaldehyde (Syr) for 5 min. The obtained evidences show that laccase was synthesized by Polyporus sp. FBD154 with high potential for application in wastewater treatment of textile plants in particular as well a sin detoxification of polycyclic aromatic compounds in general.Chủng nấm FBD154 được phân lập từ vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng, Việt Nam có khả năng sinh tổng hợp laccase với hoạt tính cao. Bằng phương pháp phân loại truyền thống kết hợp với xác định trình tự ITS, chủng nấm FBD154 được xếp vào chi Polyporus và được đặt tên là Polyporus sp. FBD154. Chủng FBD154 sinh tổng hợp lacase cao 74.925 U/l trên môi trường TSH1 cải tiến với pH= 4 chứa 200g/l dịch chiết khoai tây, 1 g/l casein, 1 g/l cám gạo, 5 g/l bột đậu tương, 10 g/l mannose, g/l NH4Cl 3, 0,3 mM CuSO4. Dịch enzyme thô của chủng Polyporus sp. FBD154 có khả năng loại màu một số thuốc nhuộm tổng hợp và thương mại. Sau 30 phút, laccase thô từ Polyporus sp. FBD154 đã loại được một số màu tổng hợp có nồng độ 100 mg/l với hiệu suất lần lượt là 60% màu acid đỏ 266 (NY1); 18% màu acid đỏ 299 (NY7); 52% màu acid xanh 281 (NY5);  83% màu Remazol Brilliant Blue R (RBBR) khi không có mặt của chất gắn kết. Đối với màu thương mại, hiệu suất loại màu đạt lần lượt là 62% màu megafix black CLS (CLS) và 72% màu everzol red LF2B (LF-2B) với nồng độ màu ban đầu là 100 mg/l khi không có mặt của chất gắn kết. Hiệu suất loại màu của laccase thô sinh tổng hợp bởi Polyporus sp. FBD154 với sự có mặt của 200 µM chất gắn kết lần lượt là 90% màu RBBR với CGK là violuric acid (VIO) sau 30 phút; 80% màu NY5 khi có mặt CGK là hydroxybenzotriazole (HBT) sau 24 giờ; 87% màu NY1 với CGK là acetosyringone (Ace) sau 5 phút; 92% màu NY7, 91% màu LF-2Bvà 73% màu CLSvới CGK là syringaldehyde (Syr) sau 5 phút. Từ các minh chứng thu được cho thấy laccase sinh tổng hợp bởi chủng nấm đảm Polyporus sp. FBD154 có tiềm năng cao cho ứng dụng trong xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm nói riêng và khử độc các chất hữu cơ đa vòng thơm nói chung

    ĐIỀU HÒA BIỂU HIỆN KLOTHO BỞI TÍN HIỆU PI3K TRONG TẾ BÀO TUA

    Get PDF
    Tế bào tua là tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp nhất tới các tế bào lympho T trong quá trình đáp ứng miễn dịch. Klotho là một protein xuyên màng được tìm thấy chủ yếu trong thận. Klotho có vai trò ngăn cản quá trình lão hóa tế bào và làm tăng khả năng hấp thụ ion Ca2+ khi tế bào được hoạt hóa bởi kháng nguyên lipopolysaccharide (LPS). Nồng độ ion Ca2+ trong tế bào chất tăng lên kích hoạt tín hiệu phân tử PI3 kinase (PI3K)/Akt kéo theo ức chế sự phosphoryl hóa GSK3β, kết quả làm tăng sự phiên mã của các cytokine viêm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành xác định mức độ biểu hiện của gen klotho, nồng độ IL-10 trong môi trường dịch huyền phù và cơ chế phân tử liên quan trong tế bào tua bằng phương pháp RT-PCR, western blotting và ELISA. Vật liệu sử dụng là tế bào tủy xương chuột được nuôi cấy 8 ngày cùng hormone GM-CSF. Kết quả nhận được cho thấy, khi sử dụng chất LY294002 để ức chế tín hiệu PI3K/Akt hoặc nuôi cấy tế bào trong môi trường đói huyết thanh đều làm tăng quá trình phosphoryl hóa GSK3β dẫn đến mức độ biểu hiện mRNA của gen klotho tăng lên. Bên cạnh đó, LY294002 làm giảm sự giải phóng cytokine IL-10 từ 570 pg/ml xuống 306 pg/ml. Ảnh hưởng của LY294002 đến mức độ biểu hiện mRNA gen klotho và sự tiết IL-10 bị ngăn chặn bởi chất ức chế đặc hiệu SB16763 của GSK3β. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín hiệu phân tử PI3K/Akt ức chế biểu hiện gen klotho và làm tăng khả năng tiết IL-10 thông qua điều hòa sự phosphoryl hóa phân tử GSK3β trong tế bào tua

    XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CÂY ĐỊA LIỀN (KAEMPFERIA GALANGAL) TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Bước đầu đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá đặc điểm nông sinh học cây địa liền với 30 chỉ tiêu định tính và 18 chỉ tiêu định lượng bao gồm mức độ biểu hiện, điểm đánh giá, thời điểm và phương pháp đánh giá cho mỗi chỉ tiêu. Giống địa liền trồng ở Thừa Thiên Huế có những đặc điểm nổi bật như sau: Thời gian từ trồng đến thu hoạch khoảng 270 ngày; chiều cao cây đạt 17,8 cm, đường kính tán lá đạt 19,6 cm/cây, số lá xanh trên cây đạt 3,0 lá, chiều dài lá đạt 12,8 cm, chiều rộng lá đạt 8,5 cm, bẹ lá màu nhạt, sắc tố antoxyanin của lá và chồi mầm trung bình, lá xanh đậm; hoa có 4 cánh màu trắng, vòi nhụy màu tím, chiều dài cánh hoa đạt   2,7 cm, chiều rộng cánh hoa đạt 3,3 cm; số nhánh trên bụi củ ở năm thứ nhất đạt 12,6 nhánh và ở năm thứ hai đạt 18,1 nhánh, đường kính bụi củ đạt 22,3 cm, đường kính nhánh củ đạt 2,1 cm, chiều dài nhánh củ đạt 4,6 cm, khối lượng nhánh củ đạt 15,9 g, khối lượng bụi củ năm thứ nhất đạt 271,4 g và năm thứ hai đạt 361,9 g, vỏ củ trơn và có màu xám vàng, thịt củ màu trắng ngà; cây có khả năng chịu hạn khá và chịu úng kém.Từ khóa: địa liền, đánh giá, đặc điểm nông sinh học, Thừa Thiên Hu
    corecore