643 research outputs found

    PRE-SERVICE TEACHERS’ PERCEPTIONS OF CRITICAL THINKING BEFORE AND AFTER TAKING A COURSE ON CRITICAL THINKING IN ENGLISH LANGUAGE TEACHING

    Get PDF
    With the benefits of critical thinking (CT) in language education, there has been a call for an explicit focus on CT in language teacher education. This study investigates pre-service teachers’ perceptions of a course named ‘Critical Thinking in English Language Teaching’, especially what changes they had after the course. The 2020-2021 cohort of pre-service teachers of an English Teacher Education program at Hue University of Foreign Languages and International Studies, Hue University were the participants of the study. Questionnaires and group interviews were used to collect the data about the pre-service teachers’ perceptions of CT and CT teaching before and after the course. The findings showed that the participants reported a change in their understanding of CT. They reported more confidence in the pedagogical aspects of CT instruction. The study contributes to the literature about the effectiveness of the infusion approach to CT instruction from pre-service language teachers’ perspectives and proposes some implications for a similar course on CT in the English language teaching context.Với những lợi ích mà tư duy phản biện (TDPB) mang lại cho lĩnh vực giáo dục ngôn ngũ, đã có những kêu gọi về việc đưa giảng dạy TDPB vào chương trình đào tạo giáo viên ngôn ngữ. Nghiên cứu này tìm hiểu nhận thức của các giáo sinh về khoá học TDPB trong giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt những thay đổi sau khoá học. Khoá giáo sinh ngành Sư phạm tiếng Anh, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế năm học 2020-2021 tham gia vào nghiên cứu này. Bản hỏi và phỏng vấn theo nhóm được sử dụng để lấy số liệu về nhận thức của giáo sinh về TDPB và việc giảng dạy TDPB trước và sau khoá học. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các giáo sinh đã có sự thay đổi trong cách họ hiểu TDPB. Họ cũng cho rằng họ tự tin hơn về các phương pháp giảng dạy TDPB. Nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý luận về tính hiệu quả của phương pháp giảng dạy lồng ghép TDPB vào nội dung môn học (infusion approach), từ góc nhìn của chính các giáo sinh

    Một số bệnh thường gặp trên dúi mốc lớn (Rhizomys Pruinosus Blyth, 1851) trong điều kiện nuôi nhốt và biện pháp xử lý

    Get PDF
    Nghiên cứu này theo dõi một số bệnh thường gặp và khả năng xử lý các bệnh trên dúi mốc lớn (Rhizomys Pruinosus Blyth, 1851) nuôi nhốt tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Sinh học tỉnh Đồng Nai, làm cơ sở để kiểm soát dịch bệnh ở dúi mốc lớn nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế và góp phần vào việc kiểm soát các bệnh lây nhiễm từ động vật. Trong thời gian 12 tháng, 60 cá thể dúi trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm được quan sát, khám lâm sàng và theo dõi các bệnh lý bất thường xảy ra khi nuôi nhốt. Kết quả cho thấy các bệnh thường gặp cao nhất là hình thành ổ mủ và cắn nhau chiếm 5,56%; bệnh ký sinh trùng ngoài da chiếm 3,33% và bệnh mắt chiếm 7,78%. Tỉ lệ chữa khỏi các bệnh này cao (100%). Trong điều kiện nuôi nhốt, đánh giá bước đầu là dúi ít bệnh, chỉ xảy ra những bệnh đơn giản, có thể điều trị được dễ dàng và không gây thiệt hại nhiều về mặt kinh tế

    So sánh hiệu quả đồng vốn của hộ sản xuất lúa theo qui mô đất khác nhau tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Canh tác lúa là hoạt động sử dụng tài nguyên đất đai lớn nhất ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhưng qui mô canh tác không đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Mục tiêu của bài viết này là so sánh hiệu quả đồng vốn theo qui mô đất của mô hình sản xuất lúa ba vụ thông qua phỏng vấn 90 nông dân tại huyện Vũng Liêm, chia thành 3 nhóm theo qui mô đất ít, trung bình và nhiều. Thống kê mô tả và phân tích phương sai một nhân tố được sử dụng để phân tích và so sánh dữ liệu thu thập. Kết quả cho thấy trồng lúa mang lại lợi nhuận và việc làm cho nông dân. Hiệu quả đồng vốn có tính công lao động nhà tăng dần từ 0,65 ở nhóm đất ít lên 0,77 ở nhóm đất trung bình và 0,88 ở nhóm đất nhiều (P<0,05). Như vậy, tăng qui mô đất trên hộ là một trong những giải pháp để tăng hiệu quả đồng vốn. Tuy nhiên, điều này cần phải cân nhắc vì nhóm đất ít sẽ mất cơ hội sử dụng lao động nhà. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ cho việc mở rộng qui mô diện tích, song song đó là các chính sách tạo việc làm cho những nông dân canh tác lúa đất ít, lớn tuổi, trình độ thấp chuyển đổi sang các hoạt động sinh kế phù hợp

    NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ THỦY ÂM VÀ MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ CÁC THAM SỐ CHÍNH

    Get PDF
    Underwater communication and its applications is a research field that has been developing rapidly, extending in many fields such as remote control in the offshore oil industry, calculating environmental pollution, transmitting voices between frogmen, drawing the ocean floor to find new resources, communication between underground devices, etc. There are two ways of establishing information exchange between underwater devices. The simplest and most effective way is using a cable connection between the transmitter and the receiver, which ensures high quality of signal and minimizes unwanted effects of the environment. However, it has disadvantages such as high cost of deploying communication, difficult maintenance, and particularly, if information exchanges take place at great depths and in mobile cases it will be very complex to ensure such exchanges. The second way is establishing information between devices using water as a signal transmission medium, which is called underwater communication channel. This article presents the basics of underwater communications including the general basis for conducting underwater communications, simulation of an underwater information system using QPSK modulation technique, and conclusion and recommendations for further research.Thông tin dưới nước cùng với các ứng dụng của nó là một lĩnh vực nghiên cứu đã và đang được phát triển nhanh chóng, mở rộng trong nhiều lĩnh vực như: Điều khiển xa trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ ở ngoài biển; Tính toán ô nhiễm môi trường trong các hệ thống thuộc về môi trường; Truyền tiếng nói giữa các người nhái; Vẽ đáy đại dương để tìm ra các nguồn tài nguyên mới; Thông tin liên lạc giữa các thiết bị ngầm;… Có hai cách thiết lập việc trao đổi thông tin giữa các thiết bị dưới nước: Cách thứ nhất là kết nối bằng cáp giữa máy phát và máy thu, cách này bảo đảm chất lượng tín hiệu tốt và giảm thiểu những tác động không mong muốn của môi trường. Tuy nhiên, chi phí cho việc triển khai bảo đảm liên lạc cao, công tác bảo quản và bảo dưỡng khó khăn, đặc biệt nếu việc trao đổi thông tin diễn ra ở độ sâu lớn, trong điều kiện cơ động thì đảm bảo thông tin theo kiểu này rất phức tạp. Cách thứ hai là thiết lập thông tin giữa các thiết bị bằng cách sử dụng nước như một môi trường truyền dẫn tín hiệu và kênh thông tin vô tuyến dưới nước như vậy được gọi là kênh thủy âm. Bài báo nghiên cứu những vấn đề cơ bản để thực hiện truyền tin dưới nước bằng thủy âm, trong đó trình bày cơ sở chung để thực hiện thông tin dưới nước, mô phỏng hệ thống thông tin thủy âm sử dụng kỹ thuật điều chế QPSK, kết luận đánh giá và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

    Một thuật toán định tuyến tối ưu tài nguyên trong mạng IP/WDM và ứng dụng trên tôpô mắt lưới

    Get PDF
    T&iacute;ch hợp lưu lượng IP v&agrave;o mạng quang WDM (Wavelength Division Multiplexing) l&agrave; một xu thế của c&ocirc;ng nghệ mạng thế hệ kế tiếp, việc nghi&ecirc;n cứu c&aacute;c giao thức cho c&ocirc;ng nghệ ti&ecirc;n tiến n&agrave;y l&agrave; điều cần thiết v&agrave; cấp b&aacute;ch. Trong b&agrave;i b&aacute;o n&agrave;y, ch&uacute;ng t&ocirc;i đề xuất một thuật to&aacute;n định tuyến t&iacute;ch hợp LFCR (Link Feasible Capacities Routing) tr&ecirc;n m&ocirc; h&igrave;nh đồ thị ph&acirc;n lớp để l&agrave;m giảm x&aacute;c suất y&ecirc;u cầu thiết lập kết nối bị từ chối, đối với đa bước s&oacute;ng, n&acirc;ng cao hiệu quả sử dụng t&agrave;i nguy&ecirc;n mạng quang WDM

    TÁCH DÒNG ĐOẠN GEN Lc HOẠT HÓA SINH TỔNG HỢP ANTHOCYANIN Ở CÂY NGÔ NẾP ĐỊA PHƯƠNG (ZEA MAYS SUBSP. CERATINA (KUELSHOV) ZHUK)

    Get PDF
    Ngô nếp (Zea mays subsp. ceratina (Kuelshov) Zhuk) là một trong các hạt ngũ cốc phổ biến và quan trọng tại Việt Nam, đặc biệt ở các vùng núi phía bắc. Anthocyanin được coi là một dấu hiện stress do hạn gây ra và là một phần trong cơ chế hạn chế tác động của stress. Sự biểu hiện của các gen cấu trúc hay các enzyme tham gia vào các phản ứng sinh tổng hợp anthocyanin ở các bộ phận cây ngô rất cần sự có mặt các nhân tố phiên mã thuộc họ Myb, Myc (hay bHLH) và WD40. Các gen thuộc họ Myb điều hòa sinh tổng hợp anthocyanin ở ngô đã được nghiên cứu nhiều gồm các gen C1, P1, Pl. Trong khi các gen thuộc họ Myc (hay bHLH) được nghiên cứu gồm B, R, Sn và Lc (Leaf color). Bài báo này phân tích trình tự đoạn gen Lc hoạt hóa sinh tổng hợp anthocyanin từ giống NH và BS1. Trình tự đoạn gen Lc gồm 822 nucleotit mã hóa cho 273 amino acid với 12 vị trí sai khác giữa hai giống. Hai trình tự nucleotide này có sự tương đồng cao với các trình tự trong họ bHLH ở cây ngô (từ 98,9% đến 99,3%). Protein suy diễn của đoạn gen Lc thuộc vị trí từ 338- 610 của phân tử protein Lc hoàn chỉnh. Có 9 vị trí amino acid thay đổi giữa hai giống NH và BS1, trong đó có có hai vị trí amino acid khác nhau (444 và 446) thuộc vùng bHLH của nhân tố phiên mã Lc

    Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận “Liên kết chuỗi giá trị - Valuelinks” của Eschborn GTZ và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nghiên, cỡ mẫu được chọn là 143 quan sát; trong đó có 96 hộ nuôi bò (người nuôi bò), 6 hộ thu mua bò, 5 lò mổ gia súc, 6 hộ bán sỉ, 15 hộ bán lẻ và 15 hộ tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 chức năng tham gia chuỗi như: người cung cấp đầu vào, người nuôi bò, người thu mua bò, lò mổ gia súc, người bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng. Có 4 kênh thị trường chính trong chuỗi giá trị bò thịt Sóc Trăng và đều là kênh tiêu thụ nội địa. Phân tích doanh thu và lợi nhuận toàn chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt cho thấy, lợi nhuận hộ nuôi bò là cao nhất 69,6%, kế đến là lò mổ gia súc 11,2%, thu mua bò 10,0%, hộ bán lẻ 6,4% và hộ bán sỉ 2,8%. Tuy nhiên, lợi nhuận theo tác nhân thì lò mổ gia súc chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, người bán sỉ 11,6%, thu mua bò 4,3%, bán lẻ 3,5% và thấp nhất là hộ chăn nuôi bò. Giải pháp nâng cấp chuỗi Sóc Trăng là: (i) mở rộng chăn nuôi, hỗ trợ vốn đầu tư con giống, tăng cường kỹ thuật; (ii) người chăn nuôi cần cập nhật thông tin thị trường; và (iii) phát triển lò mổ gia súc đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu khi tăng qui mô chăn nuôi

    Phân lập nấm ký sinh côn trùng Cordyceps spp. giàu hoạt chất beauvericin từ Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An

    Get PDF
    Insect parasitic fungi Cordyceps sp. B6 was isolated as single spores from fungi on the host insect pupae of Lepidoptera, collected at Pu Mat National Park, Nghe An, Vietnam. Cordyceps B6 strain was identified by the method of molecular biology, in which the DNA of the strain was extracted, cleaned and used as a template to amplify the gene segment using primers for ITS1 and ITS2. ITS gene segment of the strain was sequenced and compared to sequences in the GeneBank database using BLAST (NCBI). With the similarity of 99% compared to the corresponding gene fragment of Cordyceps takaomontana, Cordyceps B6 strain was identified as C. takaomontana. C. takaomontana B6 was best activated with liquid medium CT1 containing glucose 20 g/l, yeast extract 5 g / l, peptone 10 g/l, KH2PO4 1 g/l, 0.5 g MgSO4/l . In this medium, the density could reach 5 x 106 spores cells/ml after 7 days of culture. When surface fermentation performed in appropriate conditions (25 °C, pH= 7, light intensity 200 lux, humidity 80%), the fresh weight of 18.72 g/vial of spore cells  and 2.09 mg of active  beauvericin per gram of  freeze-dry weight were obtained after 45 days  of culture. With a high concentration of active beauvericin, C. takaomontana B6 could be considered as a potential source for development of functional food and raw materials for the pharmaceutical industry.Nấm ký sinh côn trùng Cordyceps sp. B6 được phân lập bào tử đơn từ mẫu nấm trên vật chủ là nhộng côn trùng thuộc bộ cánh vảy, thu thập tại Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Chủng Cordyceps B6 được định danh bằng phương pháp sinh học phân tử, theo đó DNA của chủng được tách chiết, làm sạch và được dùng làm khuôn để khuếch đại đoạn gen ITS bằng cặp mồi ITS1 và ITS2. Đoạn gen ITS của chủng được xác định trình tự và so sánh trên Ngân hàng Gen bằng phần mềm BLAST. Với độ tương đồng 99% so với đoạn gen tương ứng của Cordyceps takaomontana, chủng Cordyceps B6 được xác định là Cordyceps takaomontana. Chủng C. takaomontana B6 được hoạt hóa tốt nhất trong môi trường lỏng CT1 với thành phần bao gồm glucose 20 g/l, cao nấm men 5 g/l, pepton 10 g/l, KH2PO4 1 g/l, MgSO4 0,5 g/l, có mật độ bào tử đạt 5 x 106 tế bào/ml sau 7 ngày nuôi cấy. Khi lên men bề mặt trong điều kiện phù hợp ở 25°C, pH môi trường lên men 7, cường độ chiếu sáng 200 lux, độ ẩm 80%, khối lượng thể quả thu được là 18,72 g tươi/lọ và hàm lượng beauvericin đạt 2,09 mg/g khô sau 45 ngày nuôi trồng. Với hàm lượng hoạt chất beauvericin cao, chủng C. takaomontana B6 được coi là tiềm năng để phát triển làm thực phẩm chức năng và nguyên liệu cho ngành dược
    corecore