246 research outputs found

    NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HÌNH THÁI HỌC BỀ MẶT CỦA CÁC MÀNG ĐA LỚP CHỨA POLYSACCHARIDE

    Get PDF
    Bằng phương pháp kết tủa theo lớp đã thu được màng đơn và đa lớp chứapolyhexamethylguanidine, chitosan, dimethylchitosan và carboxymethylcellulose. Hình thái họccủa các màng phủ này được nghiên cứu với việc sử dụng kính hiển vi nguyên tử (AFM), góc tiếpxúc được xác định bởi phương pháp giọt tĩnh. Đã chỉ ra được khả năng hình thành các màng phủđa lớp chứa các polysaccharide với bề mặt nhẵn đồng nhất và không khiếm khuyết (chỉ số độnhám 0,5 nm). Đã xác lập được rằng, tất cả các đơn và đa màng có tính háo nước: góc biênthấm ươt 40 grad

    PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình tiếp giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Cộng đồng vùng đệm tập trung chủ yếu ở vùng núi và vùng cao bao quanh khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia. Vùng đệm hình thành dựa theo Luật bảo vệ rừng (2003) và các quy định của Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, với tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đến Vườn quốc gia. Do vậy, phát triển bền vững vùng đệm là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển và bảo tồn của địa phương. Bài báo sử dụng phương phân tích chỉ số để đánh giá thực trạng phát triển bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng trên khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường năm 2013, năm 2016 và năm 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số bền vững chung tăng lên theo thời gian, phát triển chung của vùng đệm giai đoạn 2013–2016 tăng từ 0,56 lên 0,59 và chỉ ở mức “tương đối bền vững”; năm 2018 đạt 0,6, ở mức “khá bền vững”. Trong đó tiêu chí về kinh tế có chỉ số bền vững thấp nhất (dưới 0,5) và không có sự thay đổi nhiều theo thời gian; tiêu chí về xã hội tăng theo thời gian và lớn hơn 0,6, thuộc mức “khá bền vững”; tiêu chí về môi trường ở năm 2013 đạt 0,53, ở mức “tương đối bền vững”, năm 2016 và 2018 tăng trên 0,6 và đạt mức “khá bền vững”.Từ khóa: Phát triển bền vững, vùng đệm, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàn

    XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NICOTIN TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT LỎNG - RẮN VÀ GC/MS

    Get PDF
    Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu quy trình định lượng nicotine trong nước tiểu bằng phương pháp chiết lỏng rắn và sắc kí khí khối phổ (GC-MS). Trong phần 1, chúng tôi báo cáo quy trình tách chiết nicotin từ nước tiểu bằng kĩ thuật chiết lỏng-rắn, pha rắn là octadecyl silica (C18) và quy trình định lượng nicotin bằng phương pháp GC-MS. Kết quả chỉ ra rằng với phương pháp chiết lỏng - rắn độ thu hồi của nicotin trong nước tiểu là 73,91 % và giới  hạn phát hiện là 0,03 ppm. Trong phần 2, chúng tôi sẽ báo cáo về kết quả phân tích định tính nicotin và các chất chuyển hóa chính của nó và áp dụng quy trình định lượng nicotin để phân tích 20 mẫu nước tiểu của những người không hút thuốc lá và 10 mẫu nước tiểu của những người hút thuốc lá ở nhà máy thuốc lá Khánh Hòa

    Nghiên cứu sản xuất bột đạm và bột canxi từ xương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng phương pháp thủy phân enzyme

    Get PDF
    Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ enzyme Tegalase đến quá trình thủy phân protein cùng với việc khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian nâng nhiệt, chế độ sấy đến chất lượng của bột đạm và bột canxi từ xương cá Tra đã được thực hiện. Kết quả cho thấy khi mẫu được thủy phân ở 50°C trong 24 giờ với nồng độ enzyme Tegalase 0,1% thì khả năng thủy phân các phân tử protein tạo thành liên kết peptit là tốt nhất (2.935 liên kết peptit) và  hàm lượng đạm amin là 14,8% đối với phần dịch đạm. Bên cạnh đó, mẫu xương cá tra cũng đạt hàm lượng khoáng cao nhất (37,4%) và hàm lượng protein là thấp nhất (17,5%). Dịch đạm được nâng nhiệt ở 95-100 °C trong thời gian 6 phút sẽ thu được hàm lượng axit amin cao (17,7%). Sau đó dịch đạm sấy ở 60°C trong 1 ngày đạt được ẩm độ, hiệu suất thu hồi và hàm lượng đạm lần lượt là 4,64; 5,48 và 68,9%. Xương cá cũng được sấy ở 60°C trong 4 giờ để được bột canxi có ẩm độ tốt nhất 10,8% và hàm lượng canxi là 22,9%

    XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NICOTIN TRONG NƯỚC TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT LỎNG - RẮN VÀ GC/MS

    Get PDF
    Mục đích của chúng tôi là nghiên cứu quy trình phân tích định lượng nicotin trong nước tiểu bằng phương pháp chiết lỏng rắn và phương pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS). Trong phần 1, chúng tôi đã báo cáo quy trình tách chiết nicotin từ nước tiểu bằng kỹ thuật chiết lỏng-rắn, pha rắn là octadecyl silica (C18) và quy trình định lượng nicotine bằng phương pháp GC-MS. Trong phần 2, chúng tôi báo cáo về kết quả phân tích định tính nicotine và các chất chuyển hóa chính của nó và áp dụng quy trình định lượng nicotine để phân tích 20 mẫu nước tiểu của những người không hút thuốc lá và 10 mẫu nước tiểu của những người hút thuốc lá ở nhà máy thuốc lá Khánh hòa. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng nicotine trong nước tiểu nằm trong khoảng 0,042 mg/l tới 2,074 mg/l

    VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CELLULOSE MẠNH TRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI GIỐNG LẠC L14 TẠI HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn 22TH và vi khuẩn NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh. Tiếp đến, 2 chủng vi sinh vật này được phối trộn với chất mang là cám gạo và bột bắp theo tỷ lệ 1:3 với 50 ml nước cất thanh trùng cho 1 kg. Ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp với hỗn hợp trên và so sánh chất lượng phân bón, khả năng phân giải cellulose với công thức không bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (mẫu đối chứng). Kết quả cho thấy ủ  phế phụ phẩm nông nghiệp với hai chủng vi sinh vật tuyển chọn cho hàm lượng cellulose giảm 55,87 % so với đối chứng và hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều tăng hơn so với đối chứng. Thử nghiệm ảnh hưởng của các liều lượng phân ủ khác nhau đến giống lạc L14 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy bón 8 hoặc 9 tấn phân hữu cơ ủ/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng, phát triển và năng suất thực thu của giống lạc L14. Phân tích di truyền phân tử cho thấy chủng xạ khuẩn 22TH đồng hình 100 % với loài Streptomyces olivochromogenes và chủng vi khuẩn NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.Từ khóa: cellulose, phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, giống lạc L1

    Tổng hợp và nghiên cứu hoạt tính xúc tác của hệ Cu/bentonit chống lớp cho phản ứng oxi hóa CO

    Get PDF
    Montmorillonite clay was intercalated and pillared by polycation Al, then used as a support for copper and cerium oxides catalytic systems. The pillared bentonite as well as pillared bentonite supported-catalysts was characterized by means of XRD, SEM, BET and TGA. The prepared catalysts were tested for the oxidation process of CO. The pillared bentonite is proved to make a better support than parent clay since it can improve the CO conversion from 13 % over Ce-Cu/Bent-TC to 70 % over Ce-Cu/Bent-Al with the same amount of the active oxides. By introducing 2 % Ce (Ce-Cu/Bent-Al), a higher CO conversion was found at temperature as low as 250 oC in comparison to that over Cu/Bent-Al sample. In addition, the impregnation method had created a more active Ce than Ce adding direct into the intercalation solution, the catalyst not only showed its activity at a lower temperature but also gave a higher CO conversion. The catalyst was then tested for 3 times and showed a potential in reuse

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Đối với tỉnh Quảng Bình, cây cao su được xem là cây đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người trồng cao su. Cơ cấu giống có 12 giống, trong đó RRIM 600 có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất > 30%. Quy mô và chất lượng vườn cây được đánh giá qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 thì chất lượng vườn cây cao su được đánh tương đối tốt so với 3 giai đoạn trước đó. Đa số nông hộ trồng cao su giai đoạn KTCB đều trồng xen các loại cây ngắn ngày (Dưa hấu, Ngô, Lạc, ...) nhưng 100% nông hộ không bón chất giữ ẩm. Từ 96,67-100% nông hộ ở hai huyện bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới và trên 90% số nông hộ bón phân NPK thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá chiếm tỷ lệ cao cả ở 2 huyện (26,67-50,00%). Với cây cao su giai đoạn KTCB thì trồng xen là mô hình giúp cho nông hộ trồng cao su tăng thêm thu nhập và cây cao su đã khẳng định được giá trị kinh tế và đưa lại lợi nhuận cao cho người trồng cao su ở Quảng Bình.Từ khoá: Cao su, hiệu quả kinh tế, giống, phân chuồng hoai, trồng xen

    THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Dựa vào việc tiếp cận đa chiều trên kết quả phỏng vấn sâu với ban chủ nhiệm các khoa, phòng của trường đại học (ĐH) Kinh Tế, ĐH Huế , các doanh nghiệp (DN) đã liên kết và chưa liên kết với trường trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, bài báo phân tích thực trạng liên kết giữa trường ĐH Kinh Tế, ĐH Huế và các DN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khó khăn và thuận lợi của trường ĐH Kinh tế trong việc liên kết với các doanh nghiệp đã liên kết và các rào cản dẫn đến việc chưa liên kết của các DN với trường. Từ thực trạng trên, bài viết đã đề xuất 2 nhóm giải pháp chỉnh, bao gồm: (1) nhóm nâng cao hoạt động liên kết của trường với các doanh nghiệp đã liên kết và (2) nhóm mở rộng các hình thức liên kết với các doanh nghiệp chưa liên kết.Từ khóa: Mối liên kết, hợp tác, đào tạo, tuyển dụn

    PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ ĐỊNH DANH VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH

    Get PDF
    Tóm tắt: Việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh là giải pháp tối ưu hiệu nay vì vừa giảm thiểu thải chất thải lại vừa tận dụng để làm phân hữu cơ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập được 18 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải cellulose, tuyển chọn được chủng 6NH1 có khả năng phân giải cellulose mạnh nhất và được nhân sinh khối để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Chủng 6NH1 phát triển tốt nhất khi được nuôi cấy ở 30 °C và pH 6–7. Khi ủ rơm rạ với chủng vi khuẩn này, hàm lượng cellulose giảm 49,6 % so với đối chứng. Phân tích di truyền phân tử dựa trên trình tự 16S rRNA, chủng vi khuẩn 6NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillus amyloliquefaciens.Từ khóa: Bacillus amyloliquefaciens,cellulose, phân hữu cơ vi sin
    corecore