23 research outputs found

    MộT Số VấN Đề Lý LUậN Về ĐổI MớI, CảI CáCH Và CáCH MạNG Xã HộI

    Get PDF
    Đổi mới, cải cách và cách mạng xã hội là ba phạm trù khác nhau để chỉ ba phương thức tạo ra sự thay đổi ở những mức độ khác nhau. Bài viết khái quát một số vấn đề lý luận vềba khái niệm đổi mới, cải cách và cách mạng xã hội. Thông qua việc trình bày, đối chiếu, so sánh các khái niệm với nhau nhằm giúp người đọc hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về mối liên hệ giữa các khái niệm

    Molecular markers for indentifying Cytoplasmic Male Sterility (CMS) in chili pepper

    Get PDF
    Cytoplasmic male sterility (CMS) is an inherited trait leading to functional pollen failure. It is an important trait for producing hybrid seed. For commercial chili pepper, identifying CMS elementsby the traditional method is a time-consuming process. Molecular markers are, therefore, rapidly developed to overcome this. In order to identify Vietnam CMS chili pepper, we analyzed published data to determine the possibility of using molecular markers. Results show that two elements should be used for identifying CMS pepper: (1) S and N cytoplasm, and (2) Rfand rf gene. Each element could be determined by different molecular makers. This article provides an overview ofCMS genetics for screening potential molecular markers for Vietnam CMS pepper. Also, PCR primers which could be used for future experimental research have been determined

    Chỉ thị phân tử CsFemale-1 và giới tính của dưa leo

    Get PDF
    Trong quá trình chọn giống, việc nhận diện chính xác kiểu hình của cây trồng có vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định mối tương quan giữa chỉ thị phân tử CsFemale-1 với kiểu hình giới tính hoa của các dòng dưa leo. Thực hiện phản ứng PCR sử dụng chỉ thị CsFemale-1 để khuếch đại vùng trình tự mục tiêu trên 120 mẫu thuộc 12 dòng dưa leo thuần (5 dòng toàn hoa cái, 7 dòng có cả hoa đực và hoa cái, mỗi dòng 10 mẫu). Kết quả sàng lọc 50 mẫu thuộc 5 dòng toàn hoa cái cho thấy độ tương thích giữa chỉ thị CsFemale-1 với kiểu hình toàn hoa cái là 100%. Tuy nhiên, với 70 mẫu có kiểu hình có cả hoa đực và hoa cái, độ tương thích giữa CsFemale-1 và kiểu hình là 42%. Kết quả này cho thấy, khả năng nhận diện các dòng dưa leo mang toàn hoa cái của CsFemale-1 khá tốt. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng trong chọn giống, cần kết hợp CsFemale-1 với một chỉ thị phân tử khác để nhận diện chính xác kiểu hình dòng dưa leo có cả hoa đực và hoa cái

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    “Trật tự mới” ở indonesia - mô hình cải cách “Nửa vời”

    Get PDF
    Trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Sucarno, nền kinh tế-chính trị-xã hội Indonesia bị khủng hoảng sâu sắc. Trước áp lực của quân đội, Tổng thống Sucarno phải trao quyền tổng thống cho tướng Suharto. Sau khi nắm được chính quyền, Tổng thống Suharto tuyên bố thiết lập “trật tự mới” ở Indonesia (1967-1998). Trong bài nghiên cứu này chúng tôi tập trung hai nội dung là tính “nửa vời’” trong kinh tế và tính “nửa vời” trong chính trị của chế độ độc tài Suharto thể hiện qua mô hình “trật tự mới”

    Quá trình trưởng thành của MicroRNA 144 phụ thuộc vào Dicer

    Get PDF
    MicroRNA (miRNA) là một nhóm RNA có kích thước từ 20 đến 25 nucleotide, có chức năng điều hòa biểu hiện gen bằng cách gắn đặc hiệu với một trình tự trên mRNA đích. Quá trình trưởng thành của các miRNAs từ tiền miRNA có thể phụ thuộc Dicer hoặc Ago2. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát vai trò của Dicer trong quá trình trưởng thành của miRNA 144 (miR-144). Theo đó, hàm lượng miR-144 trong tế bào bị mất Dicer sẽ được kiểm tra bằng real-time PCR. Kết quả cho thấy khi Dicer bị mất đi, lượng miR-144 trưởng thành giảm mạnh. Điều đó cho thấy quá trình trưởng thành của miR-144 phụ thuộc vào Dicer

    HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN DUNG TRỌNG VÀ ĐỘ BỀN ĐOÀN LẠP CỦA ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Phân vô cơ được sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên các vùng chuyên canh và thâm canh cây ăn trái, lúa, và rau màu, đất có khuynh hướng bị suy thoái, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nghiên cứu được thực hiện với các thí nghiệm đồng ruộng tại các địa điểm khác nhau ở Đồng bằng Sông Cửu Long với loại cây trồng như: dưa hấu và dưa lê, lúa, bắp, tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ lên việc cải thiện dung trọng, độ bền đoàn lạp của đất. Kết quả cho thấy các loại đất thí nghiệm đều nghèo chất hữu cơ, pH đất biến động từ chua ít đến gần mức tối hảo. Đối với các cây trồng cạn, sau 2 vụ canh tác có sử dụng phân hữu cơ dung trọng, độ bền đoàn lạp đất được cải thiện so với không bón hữu cơ. Trên đất lúa, thí nghiệm được thực hiện từ năm 2002 cho đến nay, cũng cho thấy ảnh hưởng cải thiện của phân hữu cơ lên dung trọng và độ bền đoàn lạp ở tầng canh tác
    corecore