7 research outputs found

    Ảnh hưởng của nồng độ đường, loại bioreactor và thể tích bình nuôi cấy lên sự sinh trưởng của huyền phù tế bào sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)

    Get PDF
    Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là một loại sâm quý có giá trị kinh tế cao, là loại thực vật đặc hữu của Việt Nam. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose bổ sung và thể tích bình nuôi cấy trong hệ thống nuôi cấy lỏng lắc và bioreactor để xác định môi trường thích hợp cho sự gia tăng sinh khối của tế bào huyền phù. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ đường cho tăng trưởng của huyền phù tế bào đạt tốt nhất trong môi trường MS (Murashige and Skoog, 1962) có bổ sung 1,5 mg/L NAA và 50 g/L sucrose (khối lượng tươi và lượng khô lần lượt là 37,4 mg/mL và 3,6 mg/mL). Nuôi cấy trong hệ thống bioreactor 3 L, 5 L và 10 L thì huyền phù tế bào tăng trưởng tốt với lượng sinh khối thu được gấp 2,1 đến 2,3 lần so với lượng mẫu mô sẹo ban đầu sau 4 tuần. Kết quả chỉ ra khi được nuôi cấy trong bình tam giác 500 mL ở điều kiện lỏng lắc với tốc độ 120 vòng/phút, lượng tế bào huyền phù tăng sinh từ dịch huyền phù tế bào ban đầu đạt tốt nhất khi so sánh với các nghiệm thức khác (khối lượng tươi và lượng khô thu được lần lượt là 50,2 mg/mL và 3,2 mg/mL)

    Ứng dụng các hợp chất hữu cơ thay thế nguồn nitrate vô cơ trong môi trường nuôi cấy sinh khối và thử hoạt tính sinh học của cây lan kim tuyến (Anoectochilus formosanus Hayata) in vitro

    Get PDF
    Lan kim tuyến Anoectochilus formosanus Hayata là loại cây có giá trị dược liệu và thương mại cao. Việc nghiên cứu, sử dụng các hợp chất hữu cơ như cao nấm men và casein hydrolysate nhằm thay thế nguồn muối nitrate vô cơ trong môi trường nuôi cấy sinh khối lan kim tuyến in vitro để tạo nguồn dược liệu an toàn là rất cần thiết. Trong nghiên cứu này, chồi lan kim tuyến được cấy trên môi trường Albert’s có thành phần muối chứa gốc nitrate theo các tỉ lệ (100%, 75%, 50% và 25%), bổ sung vitamin của môi trường MS, 30 g/L sucrose và các hợp chất hữu cơ (cao nấm men và casein hydrolysate) có nồng độ 1,0; 3,0; 5,0 và 7,0 g/L. Sinh khối lan kim tuyến nuôi cấy trên các môi trường cho hiệu quả nhân sinh khối được đánh giá hoạt tính sinh học. Kết quả sau 6 tuần nuôi cấy cho thấy, môi trường thích hợp nhất cho sự nhân nhanh sinh khối lan kim tuyến là môi trường Albert’s có thành phần muối nitrate giảm 50% và 7 g/L cao nấm men với chiều cao cây đạt 9,4 cm/cây; khối lượng tươi đạt 1,82 g/mẫu và khối lượng khô đạt 0,18 g/mẫu. Sinh khối thu nhận được trên môi trường này có hoạt tính sinh học tốt nhất với khả năng kháng oxi hoá cao (IC50 = 2,40 mg/mL) và có khả năng kháng 4 chủng vi khuẩn là Pseudomonas aeruginosa; Salmonella typhi; Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis

    Nghiên cứu sử dụng một số DNA barcode trong phân tích di truyền và nhận diện một số loài lan kim tuyến (Anoectochilus spp.)

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, nhằm mục tiêu bảo tồn, khai thác một cách hợp lý nguồn gen một số loài lan thuộc chi Anoectochilus và Lusidia, 9 vùng DNA barcode: rbcL, matK, rpoB1, rpoB2, rpoC1, rpoC2, ITS1, ITS2, ITS được sử dụng để phân tích di truyền 06 mẫu giống lan. Kết quả phân tích DNA của các mẫu giống cho tỷ lệ khuếch đại thành công từ 50-100% cho các DNA barcode khác nhau. Vùng ITS1 và ITS2 cho tỷ lệ khuếch đại đạt 100%, vùng ITS 83,3%, vùng rbcL 50%, vùng matK từ 66,7 – 83,3%, vùng rpoB và rpoC đạt 83,3%. Kết quả phân tích mối quan hệ di truyền giữa các giống dựa trên trình tự DNA của một số vùng DNA barcode như ITS1 và ITS2 cho thấy có thể phân biệt giữa các loài gần nhau. Cây phân nhóm dựa trên vùng ITS2 chia Anoectochilus và Lusidia làm 2 nhóm chính, trong nhóm Anoectochilus chia làm hai nhóm phụ thuộc hai loài Anoectochilus formosanus và Anoectochilus roxburghii. Các kết quả này có thể ứng dụng trong việc nhận diện và phân biệt các loài lan Kim tuyến và họ hàng của chúng, từ đó mở ra khả năng trong bảo tồn và khai thác bền vững nguồn gen các loài này

    Ứng dụng đèn led trong vi nhân giống cây gừng (Zingiber officinale Rosc.)

    Get PDF
    Trong nuôi cấy mô hiện nay, hệ thống chiếu sáng thường được sử dụng là đèn huỳnh quang. Loại đèn này tiêu tốn rất nhiều điện năng. Gần đây việc sử dụng hệ thống đèn LED cho cây trồng đang được chú ý đến do LED có nhiều thuận lợi cho việc nuôi cấy mô và tiêu hao ít điện năng. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của hàm lượng khoáng, nồng độ đường và ánh sáng đơn sắc lên sự sinh trưởng của cây gừng được khảo sát. Kết quả cho thấy mẫu cấy trên môi trường SH có chiều cao và đường kính thân củ cao hơn các môi trường còn lại. Ở nghiệm thức sử dụng các nồng độ đường khác nhau, mẫu cây được nuôi cấy ở nồng độ đường 30 g/L có sự sinh trưởng tốt nhất. Ở nghiếm thực tiếp theo, các mẫu được được đặt dưới các loại nguồn sáng khác nhau như LED đỏ và LED xanh theo các tỉ lệ khác nhau 9:1, 8:2, 7:3, 6:4, 5:5, và đèn huỳnh quang đỏ, đèn huỳnh quang xanh, đèn huỳnh quang trắng. Kết quả cho thấy đèn LED đỏ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây gừng. Cây có chiều cao (4,55 cm), diện tích lá (2,66 mm2), đường kính thân củ (3,83 mm) cao hơn đáng kể so với nghiệm thức còn lại. Khi đưa ra vườn ươm cây con dưới ánh sáng LED đỏ tiếp tục sinh trưởng phát triển tốt và có tỷ lệ cây sống đạt trên 96%
    corecore