10 research outputs found
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI NẤM Achlya bisexualis NHIỄM TRÊN CÁ NUÔI THÂM CANH
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis gây bệnh trên cá nuôi thâm canh. Tổng cộng 6 chủng Achlya bisexualis được phân lập từ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc (Channa striata) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Kết quả cho thấy A. bisexualis phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 28 - 33oC. Vi nấm có thể phát triển nhanh ở pH 6-8. Các chủng có thể phát triển đến độ mặn 1,5%. Vi nấm sử dụng carbohydrat gồm glucose, maltose, mannose, sucrose và arabinose. A. bisexualis cho phản ứng với nitrite 5mM nhưng không phản ứng với nitrite 43 mM
Khảo sát hoạt tính kháng nấm của một số chất chiết thảo dược lên vi nấm gây bệnh trên cá lóc
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của chất chiết thảo dược đến vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. Hoạt tính kháng nấm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của năm chất chiết thảo dược gồm cỏ lào (Chromolaena odorata), cỏ xước (Achyranthes aspera), đu đủ (Carica papaya), tía tô (Perilla frutescens) và trứng cá (Muntingia calabura) được thực hiện với vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. gây bệnh trên cá lóc. Kết quả cho thấy chất chiết tía tô có hiệu quả kháng nấm tốt hơn so với các chất chiết thảo dược còn lại. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của tía tô có hiệu quả tốt nhất đối với sợi nấm và bào tử Achlya sp. và Saprolegnia sp. ở nồng độ 1,6 mg/mL sau 24 giờ. Chất chiết cỏ lào và cỏ xước có có khả năng kháng sợi nấm và bào tử ở nồng độ 3,2 mg/mL. Sợi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. vẫn phát triển khi ngâm trong chất chiết đu đủ ở các nồng độ 100, 50, 25, 12,5 and 6,4 mg/mL
Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống
Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống. Tổng số 655 mẫu cá tra được thu tại 14 ao ương giống ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm cao nhất ở cá giống (22,8%), kế đến là cá bột (20,5%) và thấp nhất ở cá hương (16,9%) . Vi nấm nhiễm trên da ở cá bột, cá hương và cá giống với tỉ lệ lần lượt là 40,3%, 35,1% và 23,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở da cá tra cao hơn các cơ quan khác như mang, gan, thận và bóng hơi. Bốn giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (43,9%), Aspergillus sp. (40,1%), Achlya sp. (11,5%) và Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp., Aspergillus sp. và Achlya sp. nhiễm trên các cơ quan. Mucor sp. chỉ phân lập được ở da và mang cá bột và không phát hiện ở cá hương và giống. Fusarium sp. được tìm thấy với tỉ lệ nhiễm cao ở bóng hơi, đặc biệt vào giai đoạn cá giống nhiễm bệnh trương bóng hơi
Thành phần vi nấm kí sinh trên cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus)
Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra giống (Pangasianodon hypophthalmus). Nấm được phân lập từ cá bệnh trên hai môi trường gồm glucose yeast agar (GYA) và potato dextrose agar (PDA) và được ủ từ 5-7 ngày ở 28-30ºC. Kết quả cho thấy năm giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (40,9%), Aspergillus sp. (27,3%), Achlya sp. (20,5%), Saprolegnia sp. (6,8%) Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp. và Aspergillus sp. nhiễm trên các cơ quan nhưng Achlya sp., Saprolegnia sp. và Mucor sp. chỉ nhiễm ở mang và cơ. Tỉ lệ nhiễm ở các cơ quan khác nhau trong đó mang (61,4%), bóng hơi (19,3%), cơ (8%) và gan (8%). Nhiệt độ tối ưu cho vi nấm phát triển từ 28-33oC. Fusarium sp. phát triển đến 35oC sau 7 ngày nhưng các giống vi nấm còn lại có thể tồn tại đến 38oC. pH 5-7 thích hợp cho các chủng nấm phát triển. Nấm sử dụng glucose, sucrose và maltose
Hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Citrus trên vi nấm Achlya sp. gây bệnh trên cá lóc
Nghiên cứu nhằm khảo sát hoạt tính kháng nấm của tinh dầu Citrus trên vi nấm Achlya sp. Tinh dầu từ vỏ của chanh giấy (Citrus aurantifolia), chanh núm (Citrus limon (L.) Burn.f.1768), bưởi da xanh (Citrus grandis var. Da xanh), bưởi năm roi (Citrus grandis var. Nam roi), cam sành (Citrus nonbillis) và cam mật (Citrus sinensis) được trích ly bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Hoạt tính kháng nấm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của tinh dầu được thực hiện với vi nấm Achlya sp. A.1910 và Achlya sp. A1924 gây bệnh trên cá lóc. Tinh dầu vỏ chanh giấy và vỏ cam mật có hiệu quả kháng nấm Achlya sp. tốt nhất ở nồng độ 0,78 mg/mL sau 24 giờ. Nồng độ MIC của tinh dầu vỏ bưởi năm roi và vỏ chanh núm từ 1,56 – 6,3 mg/mL. Khả năng kháng nấm của các chiết xuất tinh dầu lần lượt là vỏ chanh giấy, vỏ cam mật, vỏ bưởi năm roi và vỏ chanh núm. Sợi nấm Achlya sp. không phát triển khi ngâm trong tinh dầu Citrus ở các nồng độ 100, 50, 25 và 12,5 mg/mL
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI NẤM Achlya bisexualis NHIỄM TRÊN CÁ NUÔI THÂM CANH
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis gây bệnh trên cá nuôi thâm canh. Tổng cộng 6 chủng Achlya bisexualis được phân lập từ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc (Channa striata) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Kết quả cho thấy A. bisexualis phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 28 - 33oC. Vi nấm có thể phát triển nhanh ở pH 6-8. Các chủng có thể phát triển đến độ mặn 1,5%. Vi nấm sử dụng carbohydrat gồm glucose, maltose, mannose, sucrose và arabinose. A. bisexualis cho phản ứng với nitrite 5mM nhưng không phản ứng với nitrite 43 mM
Một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá lành canh (Coilia rebentischii Bleeker, 1858) phân bố vùng cửa Sông Hậu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá lành canh (Coilia rebentischii) được thực hiện ở khu vực cuối nguồn sông Hậu tại ba vị trí thuộc cửa sông Trần Đề và Định An từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. Các mẫu cá lành canh đã được thu trong 12 tháng và thu liên tục 1 tháng/lần bằng lưới kéo, lưới đáy và vợt lưới với cỡ mẫu ít nhất 40 cá thể/tháng. Kết quả cho thấy hệ số thành thục (gonadosomatic index-GSI) của cá lành canh dao động từ 1,10-6,92% và biến động nhiều hơn so với hệ số tích luỹ năng lượng (hepatosomatic index-HSI) (từ 0,21-1,20%); nhân tố điều kiện (conditional factor-CF) của cá lành canh ít biến động và giá trị CF đạt cao nhất ở tháng 11. Sức sinh sản của cá lành canh khá cao (495±197 trứng/g cá cái) và có sự biến động lớn (218-943 trứng/g cá cái) ở kích cỡ trung bình là 10,4±1,8 cm và khối lượng toàn thân trung bình là 16,01±8,05 g. Chiều dài thành thục (Lm) của cá lành canh đực là 11,05 cm và cá lành canh cái là 13,69 cm. Kết quả cũng cho thấy mùa vụ sinh sản của cá lành canh khá dài kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 và tập trung nhiều nhất từ tháng 6-7 trong năm..
ĐặC ĐIểM MÔ BệNH HọC Cá RÔ (ANABAS TESTUDINEUS) NHIễM VI KHUẩN AEROMONAS HYDROPHILA Và STREPTOCOCCUS SP. TRONG ĐIềU KIệN THựC NGHIệM
Thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila A11-02 với mật độ 2,75x107 CFU/ml, chủng Streptococcus sp. S11-01 với mật độ 2,87x107 CFU/ml và 3 nghiệm thức tiêm kết hợp 2 chủng vi khuẩn mật độ 105-107 CFU/ml và nghiệm thức đối chứng tiêm nước muối sinh lý. Mẫu được thu vào ngày thứ 1, 2, 3, 4, 5 và 14 sau gây cảm nhiễm. Kết quả tỉ lệ chết ở nghiệm thức tiêm đơn 25% và 45%, nghiệm thức tiêm kết hợp lần lượt là 70%, 80% và 90% ở mật độ 105-107CFU/ml. Kết quả quan sát phết kính mẫu tươi mô gan, thận và tỳ tạng phát hiện cầu khuẩn, gram dương và trực khuẩn, gram âm. Mô tỳ tạng, thận và gan ở cá cảm nhiễm vi khuẩn kết hợp mật độ từ 105-107CFU/ml thay đổi vào ngày thứ 2 và hoại tử ở ngày thứ 3,4 và 5. Hiện tượng xung huyết, xuất huyết quan sát thấy ở cá tiêm một chủng vi khuẩn
Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn ương giống
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiện trạng nhiễm ký sinh trùng ở ba giai đoạn ương (cá bột, cá hương và cá giống) cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Tổng số 857 mẫu cá (302 mẫu cá bột, 218 mẫu cá hương và 337 mẫu cá giống) được thu từ 20 ao ương (9 ao thu vào mùa mưa và 11 ao thu vào mùa khô). Thành phần loài và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng được xác định theo các giai đoạn ương cá khác nhau. Kết quả cho thấy 9 giống ký sinh trùng được phát hiện trên cá tra giống bao gồm Cryptobia, Trichodina, Balantidium, Apiosoma, Epistylis, Myxobolus, Henneguya, Dactylogyrus và Gyrodactylus. Ngoài ra, bào nang của một số giống ký sinh trùng cũng được xác định là Myxozoans, ấu trùng metacercariae, ấu trùng giun tròn và copepod. Nhiều giống ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm ở mùa khô (cá bột: 56,6% -73,3%, cá hương: 50% -100%, cá giống: 73% -85,7%) cao hơn so với mùa mưa (cá bột: 15% -57,3%, cá hương: 40% -100%, cá giống: 25% -90,3%). Đặc biệt, các giống Trichodina, Apiosoma, Epistylis, Myxobolus, Henneguya và bào nang Myxozoa ký sinh phổ biến trên da và mang cá ở cả mùa khô và mùa mưa. Hiện trạng về tỷ lệ nhiễm và thành phần loài ký sinh trùng phát hiện trong nghiên cứu này phản ánh thời điểm cụ thể của giai đoạn ương cần áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm giảm tác động của mầm bệnh ký sinh trùng
Đánh giá hiệu quả miễn dịch của vaccine phòng bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila là một tác nhân gây bệnh xuất huyết và dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế đến nghề nuôi cá tra thâm canh. Vì vậy, việc phát triển một loại vaccine hiệu quả để bảo vệ cá tra chống lại A. hydrophila là rất cần thiết. Các chủng vi khuẩn A. hydrophila độc lực cao được sàng lọc để xác định giá trị LD50. Đánh giá khả năng bảo hộ của vaccine sau 40 ngày tiêm chủng với 4 nghiệm thức được tiêm vaccine và 1 nghiệm thức đối chứng (không tiêm vaccine). Kết quả đánh giá vaccine thông qua cảm nhiễm cho thấy vaccine đã bảo vệ cá tra với giá trị tỷ lệ bảo hộ tương đối cao lên đến 90-100% chống lại dòng vi khuẩn A. hydrophila AH03. Kết quả phân tích ngưng kết miễn dịch cho thấy mức kháng thể đặc hiệu tăng lên ở các nghiệm thức tiêm vaccine sau 10 ngày (3,5-7) và giảm nhẹ (5-8) sau 40 ngày tiêm vaccine. Tóm lại, vaccine A. hydrophila bất hoạt là một sản phẩm đầy hứa hẹn cung cấp khả năng bảo hộ cao cho cá tra nuôi