11 research outputs found

    G-quadruplex: A potential target for small molecules and proteins in anti-cancer drug investigation

    Get PDF
    DNA or RNA G-quadruplexes are secondary structures that occur in four-stranded Guanine-rich regions formed by stacked G-tetrads. The formation of DNA or RNA G-quadruplex structures plays a key role in many cellular biological processes such as DNA replication, transcription, translation, and telomeric maintenance. As such, G-quadruplex is considered a potential target for the regulation of genes in cellular processes. Most of the abnormal gene activities cause cancer. Understanding and controlling the formation of G-quadruplex is one of the approaches for cancer treatment. Therefore, research and development of small molecules or proteins that can directly target G-quadruplex will play a key role in the development of cancer treatments and further therapeutic approaches. In this research, we will focus on analysis and discussion of the interaction between G-quadruplex and its ligands (small molecules or proteins) as well as the potentials of these ligands in cancer treatment

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN

    MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC GIỐNG LÚA MỚI CHỌN TẠO TRONG VỤ ĐÔNG – XUÂN NĂM 2018–2019 TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    This study evaluates the agronomic traits, yield, and commercial values of grain rice in several new rice varieties selected by the Institute of Biotechnology, Hue University. The trial varieties are TD1, TD2, TD3, and ARI with Khang dan 18 as a control. A field experiment followed a randomized complete block design with 3 replications at the Institute under the weather conditions of the Winter-Spring season 2018–2019. The results show that the growth and development time of the varieties is from 100 to 115 days. TD2 has the biggest plant height (88.75 cm) on the 88th day after sowing. The varieties have different basal-node and leaf color. The flag leaf area of the selected varieties is larger than that of the control with the highest value for TD3 (43.97 cm2). The TD3 variety has a comparable yield with the control (65.63 versus 59.03 quintals/ha). The head rice percentage and gel consistency of the selected varieties are higher than those of the control.Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá một số đặc điểm về nông sinh học, năng suất và giá trị thương phẩm hạt gạo của một số giống mới được tuyển chọn. Các giống được thử nghiệm là 3 giống mới được chọn tạo tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế gồm TD1, TD2, TD3, giống địa phương gạo đỏ ARI và giống đối chứng là giống Khang dân 18. Các thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi giống được trồng với 3 lần nhắc lại trong điều kiện thời tiết của vụ Đông – Xuân 2019 tại viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế. Kết quả cho thấy các giống khảo nghiệm có tổng thời gian sinh trưởng và phát triển từ 100 đến 115 ngày. Các giống biểu hiện màu sắc gốc mạ và lá khác nhau. Diện tích lá đòng của các giống khảo nghiệm cao hơn của giống đối chứng và cao nhất ở giống TD3 (43,97 cm2). Giống TD3 đạt năng suất lúa (65,63 tạ/ha) tương đương so với giống đối chứng (59,03 tạ/ha). Tỷ lệ gạo nguyên và độ bền gel của các giống tuyển chọn cao hơn hẳn của giống đối chứng

    Tổng hợp, tiếp cận dược lý và đánh giá khả năng ức chế enzyme histone deacetylase 8 (HDAC8) in silico của một số dẫn xuất tương tự belinostat

    Get PDF
    Thuốc điều trị ung thư hiện nay đang được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học và enzyme histone deacetylase (HDAC) được đánh giá là một đích phân tử quan trọng nhất. Năm 2014, belinostat (Beleodaq) được FDA phê duyệt là một chất ức chế mạnh HDAC. Belinostat đã được chứng minh là một phương pháp điều trị các khối u rắn và khối u ác tính huyết học trong các thử nghiệm lâm sàng. Dựa trên hoạt tính mạnh của belinostat, hai dẫn xuất tương tự Belinostat đã được tổng hợp thành công thông qua phản ứng Wittig với mục đích tạo ra các dẫn xuất mới có tiềm năng ức chế chọn lọc HDAC góp phần điều trị ung thư. Bằng cách giữ nguyên phần cầu nối carbon và nhóm chức hydroxamic, thay khung phenyl của belinostat bằng các dẫn xuất amine mang các nhóm thế R khác nhau. Các dẫn xuất được khảo sát khả năng ức chế HDAC8 dựa trên phương pháp in silico

    Thiết kế, tổng hợp và đánh giá khả năng ức chế enzyme histone deacetylase (HDAC) in silico của một số dẫn xuất tương tự belinostat

    Get PDF
    Belinostat là thuốc có khả năng ức chế enzyme HDAC khá tốt, được sử dụng điều trị các khối u ác tính về huyết học và khối u rắn. Trong nghiên cứu này, các dẫn xuất tương tự belinostat đã được tổng hợp thành công qua quy trình đơn giản và hiệu quả, phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm tại Việt Nam. Quy trình trải qua 6 bước: i) Tạo m-nitrobenzaldehyde sử dụng tác nhân KNO3/H2SO4; ii) Phản ứng Wittig sử dụng chất thân hạch ylide; iii) Khử nhóm –NO2 thành –NH2; iv) Phản ứng tạo sulfonyl; v) Phản ứng thế thân hạch với các amine; và vi) Phản ứng tạo thành hydroxamate với tác nhân NH2OH. Kết quả các dẫn xuất đã được tổng hợp thành công với hiệu suất toàn phần tương đối cao, cấu trúc được xác định dựa trên các phương pháp phổ nghiệm bao gồm 1H-NMR và MS và đánh giá khả năng ức chế HDAC bằng phương pháp in silico

    Biến động các yếu tố môi trường và chu kỳ sinh sản của vọp nước lợ Geloina sp. phân bố tại U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu biến động của các yếu tố môi trường và chu kỳ sinh sản của vọp Geloina sp. phân bố tại U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Mẫu vọp được thu với số lượng 30 con/tháng trong 12 tháng liên tục để thực hiện tiêu bản mô học phân tích sự phát triển của noãn sào và tinh sào. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình thành thục sinh sản của vọp diễn ra quanh năm với chỉ số tuyến sinh dục biến động từ 2,75 (tháng 6) đến 3,70 (tháng 12). Thời vụ vọp sinh sản tập trung là tháng 2-3, tháng 4-5 và tháng 12 với hơn 50% số cá thể đang trong tình trạng sinh sản. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đường kính trứng của vọp biến động từ 15 µm đến 41 µm với giá trị cao nhất vào tháng 3 (40,8 µm) và tháng 12 (41,4 µm). Các kết quả thu được từ nghiên cứu này góp phần cung cấp thêm thông tin về đặc điểm sinh học sinh sản của vọp tại địa điểm nghiên cứu và đóng góp thông tin hữu ích cho hoạt động quản lý nguồn lợi, bảo tồn sinh học và phát triển nuôi thương phẩm loài hai mảnh vỏ này trong tương lai gần
    corecore