39 research outputs found

    Chỉ thị phân tử CsFemale-1 và giới tính của dưa leo

    Get PDF
    Trong quá trình chọn giống, việc nhận diện chính xác kiểu hình của cây trồng có vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích xác định mối tương quan giữa chỉ thị phân tử CsFemale-1 với kiểu hình giới tính hoa của các dòng dưa leo. Thực hiện phản ứng PCR sử dụng chỉ thị CsFemale-1 để khuếch đại vùng trình tự mục tiêu trên 120 mẫu thuộc 12 dòng dưa leo thuần (5 dòng toàn hoa cái, 7 dòng có cả hoa đực và hoa cái, mỗi dòng 10 mẫu). Kết quả sàng lọc 50 mẫu thuộc 5 dòng toàn hoa cái cho thấy độ tương thích giữa chỉ thị CsFemale-1 với kiểu hình toàn hoa cái là 100%. Tuy nhiên, với 70 mẫu có kiểu hình có cả hoa đực và hoa cái, độ tương thích giữa CsFemale-1 và kiểu hình là 42%. Kết quả này cho thấy, khả năng nhận diện các dòng dưa leo mang toàn hoa cái của CsFemale-1 khá tốt. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng trong chọn giống, cần kết hợp CsFemale-1 với một chỉ thị phân tử khác để nhận diện chính xác kiểu hình dòng dưa leo có cả hoa đực và hoa cái

    Hiện trạng khai thác và quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Nghiên cứu hiện trạng khai thác và quản lý nghề lưới kéo ở Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021 tại 4 tỉnh ven biển là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 223 chủ tàu khai thác lưới kéo đơn có chiều dài tàu từ 6 m đến dưới 15 m. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian khai thác của tàu lưới kéo đơn là rải đều quanh năm. Sản lượng khai thác của tàu lưới kéo đơn trung bình là 581,8 kg/chuyến với thời gian đánh bắt mỗi chuyến khoảng 3,3 ngày. Chi phí của tàu lưới kéo đơn cho mỗi chuyến khoảng 11,8 triệu đồng và thu lợi nhuận bình quân 8,1 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận là 0,9 lần. Nghề lưới kéo sử dụng loại ngư cụ có tính chọn lọc thấp nên được quan tâm quản lý bởi hệ thống văn bản pháp lý từ trung ương đến địa phương..

    ĐỘ LINH ĐỘNG CỦA KHÍ ĐIỆN TỬ HAI CHIỀU TỒN TẠI TRONG MGZNO/ZNO CÓ CÁC CẤU HÌNH TẠP KHÁC NHAU

    Get PDF
    Độ linh động của khí điện tử hai chiều (2DEG) tồn tại trong các cấu trúc dị chất chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là cấu hình tạp của chúng. Cấu hình tạp không những chi phối sự phân bố khí điện tử trong giếng lượng tử của cấu trúc dị chất mà nó còn ảnh hưởng đến độ linh động của khí điện tử. Để có hệ hạt tải hai chiều tồn tại trong cấu trúc dị chất có nồng độ cao người ta thường pha tạp cho hệ. Tuy nhiên, với hệ vật liệu MgZnO/ZnO không cần pha tạp, hệ điện tử tồn tại trong hệ vẫn có nồng độ cao do đặc tính phân cực của chúng. Chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của các cấu hình tạp khác nhau (đồng đều, điều biến và dạng delta) lên sự phân bố khí điện tử và độ linh động điện tử tồn tại trong các giếng lượng tử tạo bởi các cấu trúc dị chất MgZnO/ZnO khác nhau

    Tác động của rủi ro dịch bệnh lên hiệu quả tài chính và các giải pháp ứng phó của người nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Dịch bệnh là một trong những rủi ro phổ biến và tác động lớn đối với kinh tế người dân nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 108 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bến Tre nhằm đánh giá tác động về mặt tài chính và các giải pháp ứng phó rủi ro dịch bệnh. Có 98% hộ nuôi gặp rủi ro trong sản xuất và dịch bệnh chiếm 30,77%. Đốm trắng, gan tụy và đường ruột là bệnh phổ biến nhất. Dịch bệnh làm giảm 279,01 triệu đồng/ha/vụ lợi nhuận. Đốm trắng gây thiệt hại cao nhất (546,33 triệu đồng/ha/vụ) và 26% số hộ thua lỗ. Bệnh phát sinh giai đoạn đầu gây thiệt hại đến 224,15 triệu đồng/ha/vụ. Các giải pháp ứng phó dịch bệnh bao gồm các giải pháp đối phó (sử dụng thuốc, thu hoạch gấp, bỏ vụ,…) và đề phòng (tập huấn kỹ thuật, theo dõi nguồn nước, chọn giống xét nghiệm,…). Các giải pháp đối phó được thực hiện thường xuyên hơn nhưng các phải pháp đề phòng có hiệu quả cao hơn. Do đó, người nuôi cần được cung cấp giống chất lượng và tập huấn nâng cao kỹ thuật trong phòng trị bệnh
    corecore