47 research outputs found

    TÁCH CHIẾT, TINH SẠCH VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÁNG SINH TỪ XẠ KHUẨN STREPTOMYCES SP. QN63 CHỐNG STAPHYLOCOCCUS AUREUS NHỜN KHÁNG SINH

    Get PDF
    Xạ khuẩn Streptomyces sp. QN63 phân lập được từ đất rừng ngập mặn Yên Hưng, Quảng Ninh có khả năng kháng mạnh Staphylococcus aureus nhờn kháng sinh. Kháng sinh do chủng xạ khuẩn này sinh ra đã được đánh giá là có khả năng chịu nhiệt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp vi sinh và hóa sinh để xác định phổ kháng khuẩn và nấm của kháng sinh do Streptomyces sp. QN63 sinh ra và các quá trình tách chiết, tinh sạch kháng sinh trên. Kết quả cho thấy kháng sinh nghiên cứu kháng được cả hai loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, nhưng không biểu hiện hoạt tính kháng lại các nấm kiểm định nghiên cứu. Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân H và C13 chỉ ra rằng đây là một kháng sinh peptide vòng. So sánh với ngân hàng dữ liệu các hợp chất có hoạt tính, kháng sinh này có thể là một kháng sinh mới

    CÁC GIÁ TRỊ SỬ DỤNG ĐƯỢC MANG LẠI TỪ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TIÊN LÃNG, HẢI PHÒNG

    Get PDF
    Vùng ven bờ Tiên Lãng nằm ở phía Nam Hải Phòng thuộc vùng biển Đông Bắc Việt Nam. Đây là khu vực được bồi tụ mạnh nhất của Hải Phòng và cũng là nơi có tiềm năng mở rộng quỹ đất dự  phòng lớn nhất. Rừng ngập mặn (RNM) ven biển nói chung và RNM Tiên lãng nói riêng đư­ợc coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng hữu ích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con ngư­ời. Các khu RNM là lá phổi không thể thiếu, đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển. Để có được các kết quả nghiên cứu và cung cấp đầy đủ các giá trị của các dạng tài nguyên trong hệ sinh thái (HST) RNM Tiên Lãng, các nhà khoa học của Viện Tài nguyên và môi trường Biển đã tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu tìm hiểu các chức năng sinh thái của RNM Tiên Lãng như hấp thụ ô nhiễm, lọc dinh dưỡng, lắng đọng trầm tích và quang hợp. Đây là cơ sở nhận dạng các nhóm giá trị sử dụng, tính toán tổng giá trị kinh tế của  HST và giúp xác định phân bổ các giá trị đến từng nhóm cộng đồng và cấp chính quyền đang hàng ngày sở hữu và khai thác tài nguyên RNM. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách và nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng và bảo vệ tài nguyên của HST rừng ngập mặn tại Tiên Lãng nói riêng và RNM ven biển nói chung
    corecore