19 research outputs found

    Đánh giá độ phì vật lý và khả năng giữ nước của đất canh tác cây trồng cạn ở huyện U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá độ phì vật lý đất, xác định khả năng giữ nước trên đất trồng rau màu, phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững tại huyện U Minh Thượng. Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm để xác định các đặc tính hóa lý đất trên ba mô hình trồng hẹ, bắp và nghệ. Trên mỗi mô hình, mẫu đất được lấy ngẫu nhiên trên 6 ruộng nông dân đang canh tác khác nhau, tổng cộng 18 ruộng cho 3 mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất có hàm lượng sét và thịt chiếm >95%. Mô hình canh tác nghệ và bắp có hàm lượng chất hữu cơ nghèo, đất bị nén dẽ, tính thấm thấp, cấu trúc đất yếu và khả năng giữ nước của đất thấp. Đất canh tác hẹ do nông dân có bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ nên có độ phì vật lý và khả năng giữ nước tốt hơn so với mô hình trồng nghệ và trồng bắp. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất của mô hình trồng nghệ và bắp nghèo dẫn đến đất dễ bị đóng váng tầng mặt do mưa, lượng nước hữu dụng của đất thấp do đó cần chú ý cung cấp nước đầy đủ trong mùa khô và tiêu thoát nước tốt trong mùa mưa

    Hiệu quả của chế phẩm cải tạo đất trong cải thiện đặc tính đất và sinh trưởng của lúa trong điều kiện đất nhiễm mặn

    Get PDF
    Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được dự báo sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong tương lai do biến đổi khí hậu và tác động của xâm nhập mặn. Quản lý tổng hợp đất đai và cây trồng để đảm bảo nền nông nghiệp được thích ứng là thực sự cần thiết. Nghiên cứu này được triển khai trên nền đất canh tác lúa 3 vụ, bị nhiễm mặn ở huyện U Minh Thượng và Thạnh Phú của hai tỉnh Bến Tre và Kiên Giang, với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các chế phẩm cải tạo đất bao gồm phân hữu cơ sản xuất từ bã bùn mía (PHC), than sinh học (biochar) và phân silic được sử dụng nhằm mục tiêu duy trì chất lượng đất và năng suất lúa. Bón than sinh học 10 tấn/ha/vụ cải thiện có ý nghĩa về hàm lượng đạm hữu dụng (18,7 mg N/kg) và chất hữu cơ trong đất, trong khi bón PHC 5 tấn/ha/vụ chỉ có hiệu quả lên sự sinh trưởng của cây lúa so với nghiệm thức đối chứng và bón phân silic. Năng suất lúa của các nghiệm thức chưa có sự khác biệt ý nghĩa qua một vụ thí nghiệm. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu quả lưu tồn của biochar và compost lên năng suất của cây trồng ở vùng được dự báo bị khô hạn và nhiễm mặn trong tương lai
    corecore