10 research outputs found

    NĂNG SUẤT VÀ LỢI TỨC SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1995-2006

    Get PDF
    Báo cáo đã phân tích xu hướng sản xuất lúa của đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL)giai đoạn 1995-2006 và nhận ra yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất và lợi tức trồng lúa của nông dân. Phân tích số liệu thống kê cho thấy diện tích lúa tiếp tục gia tăng ở vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Sản xuất lúa ở các vùng của ĐBSCL tiếp tục theo hướng thâm canh, đặc biệt ở vùng thuận lợi. Phân tích kết quả của nông hộ cho thấy năng suất lúa và chi phí sản xuất lúa tăng trong khi lợi tức và hiệu quả đầu tư có khuynh hướng giảm trong giai đoạn 1995-2006 do giá đầu vào gia tăng. Khi nông dân giảm mật độ sạ, bón nhiều phân kali và lân và sử dụng nhiều thuốc phòng trị bệnh thì năng suất và lợi nhuận trồng lúa tăng lên cả 2 vụ đông xuân và hè thu. Tiếp tục thâm canh và độc canh lúa không phải là giải pháp giúp sản xuất lúa bền vững và tăng thu nhập cho nông dân nghèo

    Phân tích hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp vùng núi tỉnh An Giang

    Get PDF
    Hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp là phương thức để cải thiện sinh kế nông dân và hệ sinh thái nông nghiệp vùng núi. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp (NLKH) vùng núi tỉnh An Giang, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển các hệ thống canh tác này. Phân tích hệ sinh thái nông nghiệp và phỏng vấn nông hộ được áp dụng. Có 90 hộ nông dân đang canh tác NLKH ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên được phỏng vấn. Hệ thống trồng xen cây ăn trái và cây rừng chiếm ưu thế, trồng xen với tỷ lệ tương ứng là 80:20. Bằng cách đó, người dân giữ được hệ sinh thái rừng phòng hộ với độ che phủ rừng là 14,2%. Trồng bưởi hoặc xoài dưới tán rừng giúp cải tiến thu nhập nông nghiệp cho nông dân, so với các loài cây ăn trái khác. Nguồn nước tưới và mật độ cây rừng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của hệ thống canh tác. Cung cấp nước tưới, khai thác hiệu quả cây rừng và cải thiện kỹ thuật trồng cây ăn trái rất quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, đồng thời giảm sự đánh đổi giữa kinh tế và môi trường trong hệ sinh thái nông nghiệp

    XÁC ĐỊNH MỰC NƯỚC TỐT NHẤT CHO LÚA VÀ CÁ TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-CÁ NƯỚC NGỌT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    AbstractA study was conducted in theMekongDelta from 2000 to 2002 in order to (1) investigate farmers? water management practices in rice-fish farming and (2) determine appropriate water levels for rice-fish farming, in terms of rice and fish yields and economic efficiency.  The study consisted of an analysis of data obtained from farm surveys followed by on-station experimentation in a controlled environment.  During the farm surveys data were collected from sixty four farmers practicing integrated rice-fish farming in four districts, which were considered representative for the freshwater rice-fish farming areas in theMekongDelta.  Based on the analysis of data obtained during these surveys, an on-station experiment was conducted using a randomized complete block design with four treatments (four different water levels: 5, 12, 19 and 26 cm) and two replications.  The experiment was conducted in both dry and wet season. Water levels strongly influenced rice and fish yields, and profitability of rice-fish farming.  Data analysis showed that water levels above 15 cm significantly decreased rice yields in the wet season crop as well as total wet season/dry season rice output, compared to lower water levels.  Fish yields under water levels below 10 cm were significantly lower than yields under higher water levels.  A partial cost-benefit analysis showed that water levels between 10-15 cm were most appropriate.  Water levels of 10-15 cm lead to higher gains (2.85 million VND/ha/year more than water levels below 10 cm and 0.78 million VND/ha/year more than water levels above 15 cm).In the experiment, increased water levels in rice fields (above 12 cm) had an influence on some water parameters, presence of weeds, rice and fish yields.  Increased water levels caused some change in day ? night variation of water temperature.  Increased water levels led to lower concentrations of dissolved oxygen and chlorophyll-a and these trends depended on vegetative or reproductive stages of the rice plant.  Increased water levels reduced influence water pH in the field but caused a decrease of turbidity in the trench.  Increased water levels reduced total weed biomass.  Furthermore, increased water levels significantly increased rice plant height, panicle weight, number of filled grains per panicle and total biomass.  Increased water levels however reduced the number of panicles, harvest index of rice and hence rice yields.  Fish yields, on the contrary, increased under water levels above 12 cm (263 kg/ha/crop, as compared with 209 kg/ha/crop under water levels of 5 cm). Following conclusions and recommendations can be drawn from the on-farm as well as experimental findings: Water levels in rice-fish fields should be kept between 11 and 15 cm in the wet season and between 11 and 19 cm in the dry season.  The surrounding dikes should be firm enough to avoid water leakages and escaping of fish to adjacent fields.  Rice fields should be well leveled in order to optimize water management, which significantly reduces weed occurrence and costs for transplanting and irrigation.Title: Determine appropriate water levels for rice-fish farming, in the freshwater rice-fish farming areas in the Mekong Delta</p

    YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN BIOGAS CỦA NÔNG DÂN TRONG MÔ HÌNH CANH TÁC VƯỜN-AO-CHUỒNG-BIOGAS Ở VÙNG NƯỚC NGỌT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Mục tiêu phân tích yếu tố kinh tế-xã hội và môi trường, xác định yếu tố chính ảnh hưởng đến sự chấp nhận của nông dân (đang và chưa áp dụng biogas) trong sử dụng biogas ở các vùng sinh thái khác nhau và đề xuất giải pháp kỹ thuật, xã hội thích hợp cho sự phát triển mạnh của chăn nuôi với áp dụng biogas để giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao kinh tế. Kết quả đặc điểm nguồn tài nguyên đất không có sự khác biệt 1,2-1,5 ha (p>0,05). Hiệu quả kinh tế/năm của nhóm nông dân đang áp dụng biogas hơn 38 triệu/hộ/năm cao hơn hai nhóm còn lại (24-26 triệu/hộ/năm,

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BIOGRO, PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN RUỘNG LÚA

    Get PDF
    Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm nhằm đánh giá tác động của phân BioGro và phương pháp tưới ngập - khô xen kẽ đến năng suất lúa và sự phát thải khí nhà kính metan và oxid nitơ.  Thí nghiệm 1 được bố trí 2 nhân tố theo lô phụ. Phương pháp tưới là lô chính bao gồm 2 mức độ: (1) ngập liên tục và (2) ngập - khô  xen kẽ. Liều lượng bón phân là lô phụ, gồm 3 mức độ (1) bón phân hóa học 90 kgN/ha, (2) bón phân BioGro và phân hóa học 45kgN/ha (giảm 50% N), (3) bón phân hóa học 45 kgN/ha. Thí nghiệm 2 thực hiện trong chậu xi măng sau khi loại bỏ nghiệm thức (3) bón phân hóa học 45 kgN/ha ở thí nghiệm 1. Thực hiện thí nghiệm 2 để thu thập và phân tích lượng khí thải metan và oxid nitơ. Kết quả cho thấy phương pháp bón phân BioGro và tưới tiết kiệm nước đều cho hiệu quả cao hơn phương pháp truyền thống trong vụ Hè Thu. Bón phân BioGro giảm 50%N cho năng suất 5tấn/ha tương đương với bón 100% phân N hóa học. Phương pháp tưới ướt khô xen kẽ giảm được 3 lần bơm tưới, tiết kiệm được 400m3 (khoảng 22%) ở vụ Hè Thu đồng thời làm tăng năng suất 170 kg/ha. ở thí nghiệm 2, phương pháp bón phân BioGro làm giảm lượng phát thải khí metan và oxid nitơ so với kỹ thuật trồng lúa thông thường. Phương pháp tưới tiết kiệm nước làm giảm lượng khí metan sinh ra nhưng lại làm tăng phát thải khí oxid nitơ ở giai đoạn lúa đẻ nhánh

    Hiệu quả của phân gà, phân trùn quế và phân hóa học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái đậu bắp đỏ (Abelmoschus esculentus (L.) Moench)

    Get PDF
    Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nguồn cung cấp dinh dưỡng khác nhau và liều lượng phân bón đến sự phát triển, năng suất và chất lượng trái đậu bắp đỏ Rado 309. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, hai nhân tố, ba lần lặp lại. Nhân tố A là ba công thức phân bón (1) 120 N – 60 P2O5 – 60 K2O, (2) 60 N – 30 P2O5 – 30 K2O và (3) 30 N – 30 P2O5 – 30 K2O). Nhân tố B là ba nguồn cung cấp dinh dưỡng (1) phân hóa học, (2) phân trùn quế và (3) phân gà. Lượng đạm cần thiết được đáp ứng bởi chính nguồn phân bón, lượng lân và kali không đủ đáp ứng sẽ được bổ sung thêm từ phân lân và phân kali (dạng phân đơn). Các chỉ tiêu theo dõi gồm chiều cao cây (cm), đường kính cây (cm), chỉ số SPAD, chiều dài trái, đường kính trái, số trái/cây và năng suất. Kết quả cho thấy các nguồn cung cấp dinh dưỡng khác nhau cóảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng trái đậu bắp. Bón phân hóa học có độ Brix thấp nhất và hàm lượng NO3-cao nhất. Ngược lại, bón phân hữu cơ (phân gà và phân trùn quế) cho độ Brix cao và hàm lượng NO3- thấp hơn so với bón phân hóa học..

    Đánh giá khung pháp lý của nhà nước về tài nguyên nước mặt tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu dựa vào nguyên tắc 7 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để đánh giá khung pháp lý quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Số liệu thứ cấp là các văn bản quản lý Nhà nước về phòng, chống xâm nhập mặn được thu thập thông qua cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cấp tỉnh và cấp huyện; số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn những người am hiểu về tài nguyên nước tại các huyện Kế Sách, Long Phú và Trần Đề từ năm 2019 đến 2021. Công tác phòng, chống xâm nhập mặn (XNM) đã có khung pháp lý quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương về phòng, chống XNM. Ngoài ra, Trung ương và tỉnh đã triển khai toàn diện, chặt chẽ các giải pháp ứng phó với XNM giai đoạn 2019-2021. Tuy nhiên, một số nhiệm vụ của tỉnh về phòng, chống XNM còn hạn chế về các giải pháp công trình không đảm bảo tính khả thi so với thực trạng XNM tại địa phương

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN, THỨC ĂN VÀ CÁC YẾU TỐ KHÁC LÊN NĂNG SUẤT CÁ NUÔI TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-CÁ NƯỚC NGỌT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Nghiên cứu ảnh hưởng các mức độ protein thô và năng lượng lên khả năng sinh trưởng và phát triển của heo con, được tiến hành trên 16 ổ heo con theo mẹ lúc 7 ngày tuổi có trọng lượng từ 2,2-2,4 kg, bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên thừa số hai nhân tố là protein và năng lượng với bốn nghiệm thức và bốn lần lập lại.  Thí nghiệm chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn heo con theo mẹ từ 7 ? 24 ngày tuổi. Gồm có hai mức độ protein (24% và 22%) và năng lượng (14,3MJ/kg và 13,3 MJ/kg) Giai đoạn heo con  cai sữa từ 24-60  ngày tuổi. Gồm có hai mức độ protein (22% và 20%) và năng lượng (14,3MJ/kg và 13,3 MJ/kg). Giai đoạn 7-24 ngày tuổi, sự tương tác  của cả hai yếu tố protein và năng lượng lên các chỉ tiêu theo dõi là không có sự khác biệt về tăng trọng và tiêu tốn thức ăn. Giai đoạn 24-60 ngày tuổi sự tương tác của cả hai  yếu tố protein và năng lượng giữa các nghiệm thức là không có sự khác biệt. ảnh hưởng của yếu tố protein thô lên các chỉ tiêu đều không có ý nghiã thống kê (P >0,05). Nhưng ảnh hưởng của yếu tố năng lượng có ảnh hưởng khác biệt lên  các chỉ tiêu. Tăng trọng (kg/con/ngày) ở khẩu phần có năng lượng cao (14,3MJ/kg) và khẩu phần có năng lượng thấp  (13,3 MJ/kg) là: 0,36 và  0,321 (P=0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn khẩu phần có năng lượng cao (14,3MJ/kg) và   khẩu phần có năng lượng thấp  (13,3 MJ/kg) là 1,35 và 1,46. (P=0,05). Tiền chênh lệch giữa các nghiệm thức  (đồng/con) là 519.234; 516.933; 465.975 và 1165.669 lần lược ở các nghiệm thức II, I, III và IV. Kết quả này cho phép kết luận có thể sử dụng nghiệm thức II  để nuôi heo trong giai đoạn từ 7-60 ngày tuổi để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi

    TÍNH KHẢ THI VỀ KỸ THUẬT VÀ KINH TẾ CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG - LÂM - NGƯ KẾT HỢP TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG - KIÊN GIANG

    Get PDF
    Báo cáo phân tích tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế của các mô hình nông lâm ngư kết hợp ở vùng đệm của Vườn Quốc Gia U Minh Thượng. Kết quả phân tích này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra giải pháp thích hợp để cải thiện sinh kế của người dân và duy trì sự đa dạng sinh học của vùng đệm và bảo tồn Vườn Quốc gia. Kết quả năng suất của các loại cá đồng trong các mô hình nông lâm ngư kết hợp là 105-137 kg/ha. Hiệu quả kinh tế của mô hình nông lâm ngư thấp hơn so với mô hình lúa tôm. Lợi nhuận của mô hình canh tác lúa-tôm và 2 lúa- tôm trong năm 2006 là 10,8 và 19,4 triệu đồng/ha, tương ứng. Hiệu quả kinh tế của mỗi mô hình cho thấy là duy trì mô hình nông lâm ngư kết hợp chỉ có thể đảm bảo cung cấp lương thực-thực phẩm và tích luỹ tối thiểu cho nông dân vùng đệm. Các giả định cân bằng hiệu quả kinh tế giữa lúa tôm và mô hình lúa-cá và Tràm úc-cá được đặt ra để phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình lúa-cá và mô hình tràm úc-cá cho thấy hai mô hình này có thể là một giải pháp phát triển thay vì đẩy mạnh mô hình lúa- tôm. Duy trì sinh thái vùng đệm bằng các mô hình nông lâm ngư kết hợp cần có các chính sách hỗ trợ người dân trong vùng đệm như vốn, giảm thuế nông nghiệp, kỹ thuật canh tác lúa-cá, tràm. Các giải pháp ưu tiên khác hỗ trợ cho các thành viên của hộ dân trong vùng đệm về giáo dục, y tế nhằm giảm gánh nặng tài chính để có thể an tâm duy trì các mô hình nông lâm ngư kết hợp để bảo vệ nguồn tài nguyên và sinh thái     vùng lõi
    corecore