9 research outputs found
ĐẶC ĐIỂM VỎ PHONG HOÁ TRÊN ĐÁ GRANODIORIT PHỨC HỆ BẾN GIẰNG – QUẾ SƠN KHU VỰC NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ
Based on field surveys and indoor analyses, we present major characteristics of weathering crust developing on the Que Son granodiorite in the Nam Dong area, Thua Thien Hue (Central Vietnam), including zonation, chemical and mineral compositions, particle-size distribution and physicomechanical properties. The results show that the granodiorite is highly weathered, generating an 8–10 m thick weathering crust with clear zonation. Chemically, the weathering crust is classified into the SiAlFe type with a high concentration of aluminum (Al2O3: 24,5 wt.%) coupled with an extremely low concentration of calcium and sodium (CaO: 0,1 wt.%, Na2O: 0,1 wt.%); the chemical index of alteration is very high at 91,9. Weathering products are predominantly composed of clay and sandy clay. The weathering products consist of clay and silt with a fraction of clay and dust in the completely weathered zone at 65,7–87,8 wt.%, and this fraction decreases with depth. The clay minerals include kaolinite, illite and allophane/ imogolite. The particle-size composition and physicomechanical properties of the soils (moisture, volumetric soil density, saturated index) tend to gradually decrease in deeper zones. These parameters tend to increase in the rainy season, particularly during and/or after long-time heavy rain, making soils saturated, increasing volume and stability lost, which generates landslide masses in the talus slopes, notably along Road 14B and other minor roads in the area.Bài báo giới thiệu đặc điểm cơ bản của vỏ phong hoá phát triển trên đá granodiorit phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn ở khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế, bao gồm tính phân đới, thành phần hoá học – khoáng vật, thành phần hạt và tính chất cơ lý. Kết quả cho thấy các đá granodiorit ở khu vực bị phong hoá mạnh, tạo tầng phong hoá dày 8–10 m và phân đới tương đối rõ. Vỏ phong hoá thuộc kiểu SiAlFe với hàm lượng nhôm cao (24,5%), kiềm rất thấp (0,1% CaO va 0,1% Na2O) và chỉ số phong hoá hoá học cao (CIA: 91,9). Sản phẩm phong hoá ở các đới chủ yếu là đất sét và đất sét pha, hàm lượng nhóm hạt sét – bụi trong đới phong hoá hoàn toàn là 65,7–87,8% và giảm dần theo chiều sâu. Khoáng vật sét chủ yếu gồm kaolinit, illit và allophan/imogolit. Thành phần hạt và các tính chất cơ lý của đất (độ ẩm, khối lượng thể tích tự nhiên, độ rỗng và độ bão hoà) có xu hướng tăng dần khi xuống sâu. Ngoài ra, vào mùa mưa, các giá trị này đều gia tăng, đặc biệt khi có mưa lớn và kéo dài, khiến cho đất mất cân bằng và thường xuyên gây trượt lở trên mái dốc dọc các tuyến giao thông của địa bàn
ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH TẠO CÁT NỘI ĐỒNG VÙNG VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
This paper aims to present a series of the investigation for geological characteristics including geological formations, strata, distributions, chemical and mineral compositions, grain size distribution and physical mechanical properties of Quaternary dune sandy sediments in Quang Tri coastal plain. The dune sand is described as yellow sand belonged to Phu Xuan formation combined with gray-white sand from the Nam O formation. The data have shown that distributed area of dune sand is totally expanded by 200 km2. The main dune sand component comprises from fine to medium particle size with loose to dense structure. The sand’s mineral composition is essentially quartz, heavy minerals are inconsiderable. Contents of clay, dust and silt particle size in the Nam O sand are low (0,15 wt.%), but those in the Phu Xuan sand are relatively high (6,60 wt.%); nevertheless, the sands all do not contain any clots clay nor impurities, Cl- concentrations are also very low (0,007-0,009 wt.%) and their fineness module Ms = 1,18. These reflect initially the possible utilize for manufacturing low and medium strength engineering materials as concrete and mortars according to the National Standard TCVN 7570:2006.Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về địa chất, địa tầng, đặc điểm phân bố, thành phần khoáng vật, hóa học, thành phần hạt, tính chất vật lý và tính chất công nghệ của các thành tạo cát thuộc trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy cát vàng hệ tầng Phú Xuân và cát xám trắng tương ứng với hệ tầng Nam Ô trong khu vực có diện phân bố khá rộng với diện tích khoảng 200 km2, bề dày tầng cát khá lớn, trữ lượng dồi dào, phần lớn là cát hạt trung đến mịn, kết cấu xốp đến chặt; thành phần khoáng vật chủ yếu gồm thạch anh, khoáng vật quặng chiếm không đáng kể. Hàm lượng bùn, bụi, sét trong cát Nam Ô thấp (0,15 %) nhưng trong cát Phú Xuân cao (6,60 %); tuy nhiên, các mẫu cát không chứa sét cục và tạp chất dạng cục, hàm lượng muối Cl- thấp (0,007-0,009 %) và modul độ lớn Ms = 1,18 cho thấy chúng có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường trong chế tạo bê-tông mác vừa đến thấp và vữa xây theo TCVN 7570:2006
Sự biến động theo độ sâu của đặc điểm trầm tích đầm Sam khu vực huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tiểu khu đầm Sam thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) có dạng lõm sâu vào đất liền về phía Tây Nam, giới hạn ngoài với đầm Thanh Lam bởi đường nối mũi Đồng Miệu và mũi Hàn. Kết quả nghiên cứu biến động đặc điểm trầm tích (gồm thành phần hạt, thành phần khoáng vật và hóa học) theo độ sâu (từ mặt đáy xuống sâu 1.0-1.3 m) của 5 mẫu lõi trầm tích (N588, N589, N591, N593 và N595) cho thấy đặc điểm biến đổi trầm tích phụ thuộc vào vị trí của mẫu và có xu hướng hạt thô dần khi xuống sâu (tầng mặt nhóm hạt cát chiếm 65.1-74.5% và đạt 100% bắt đầu từ độ sâu 0.6 m). Thành phần khoáng vật của trầm tích chủ yếu gồm thạch anh, illit, kaolinit, felsdpat, goethit và pyrit; khoáng vật nặng chiếm không đáng kể. Hàm lượng thạch anh tăng theo chiều sâu tương ứng với sự gia tăng của nhóm hạt cát. Sự có mặt của pyrit và lưu huỳnh (0.16-1.79%) kèm theo mùi nồng H2S trong tất cả các mẫu chỉ thị cho môi trường khử và yếm khí trong suốt quá trình tích lũy chiều dày trầm tích. Hàm lượng Si tương quan thuận với hàm lượng nhóm hạt cát, hàm lượng Fe, Al Mn, Mg, K và tổng lượng nguyên tố vết tương quan thuận với nhóm hạt sét. Cu, Ni, Sr và Zn giảm nhẹ, Co tăng nhẹ theo chiều sâu, còn Zr tăng ở tầng giữa. Hàm lượng các nguyên tố hàm lượng các nguyên tố Cr (33-144 mg/kg), Cu (17-63 mg/kg), Zn (33-147 mg/kg), As (<10 mg/kg) và Pb (<20 mg/kg) đều dưới ngưỡng cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường về chất lượng trầm tích nước lợ.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRUYỀN MIỆNG ĐIỆN TỬ VÀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm sử dụng truyền thông xã hội (TTXH) đối với truyền miệng điện tử (eWOM) và tài sản thương hiệu của các trường đại học (ĐH) tại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích trên 600 đối tượng khảo sát bao gồm học sinh lớp 12 và sinh viên năm thứ nhất. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc (SEM) chỉ ra đặc tính thông tin và vốn xã hội “vươn ra ngoài” có tác động tích cực đến eWOM, trong khi vốn xã hội “co cụm vào trong” không ảnh hưởng đến eWOM. Kết quả cũng đã khẳng định tầm quan trọng của thông tin và vốn xã hội đến tài sản thương hiệu của trường ĐH thông qua eWOM làm trung gian. Các tác giả cũng đưa ra một số hàm ý nghiên cứu nhằm gia tăng tài sản thương hiệu của trường ĐH dựa trên kết quả nghiên cứu
Hướng dẫn thí nghiệm kỹ thuật đo lường cơ khí
58 tr. : minh hoạ ; 27 cm
Biển Đông. t.II, Khí tượng thuỷ văn động lực biển
644 tr. : minh hoạ ; 24 cm