2 research outputs found

    Tối ưu hóa điều kiện lên men cider thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae BV818

    Get PDF
    Thanh long ruột đỏ (Hylocereus polyrhizus) là loại quả được yêu thích do có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn và chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình lên men cider thanh long ruột đỏ thông qua xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lên men bao gồm tỉ lệ pha loãng (1:1; 1:2; 1:3 w/v), thời gian lên men (2, 3, 4, 5 ngày), độ Brix (14 - 22°Brix), pH (3,8 - 5,0) và nồng độ nấm men Saccharomyces cerevisiae BV818 (0,02 - 0,1% w/v). Qua đó, nguồn nguyên liệu dồi dào này có thể được sử dụng để đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị của trái thanh long ruột đỏ. Kết quả cho thấy sau 5 ngày lên men ở tỉ lệ nguyên liệu và nước là 1:2 w/v, 18,5 ºBrix, pH 4,16, nồng độ nấm men 0,07% w/v tạo ra sản phẩm cider thanh long ruột đỏ có hàm lượng ethanol đạt 4,79% v/v

    Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến các hợp chất có hoạt tính sinh học trong vỏ bưởi Da Xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đối lưu đến hiệu quả duy trì các thành phần có hoạt tính sinh học trong vỏ bưởi da xanh, thể hiện qua phenolic tổng số (TPC), flavonoid tổng số (TFC), khả năng trung hòa gốc tự do bằng DPPH và ABTS . Thông qua đó, nhiệt độ sấy vỏ bưởi phù hợp để hạn chế sự giảm thấp các thành phần này được đề xuất thất thoát khi xử lý nhiệt vỏ bưởi. Kết quả khảo sát cho thấy các hoạt chất có hoạt tính sinh học giảm khoảng 50% do tác động của nhiệt độ sấy và 80% TPC giảm sau chiết tại 60℃ (19,21 ± 3,21%) và 65℃ (18,99 ± 0,87%). Nhiệt độ tác động đến các thành phần trong nhóm TFC và kéo theo giá trị DPPH, ABTS không lớn
    corecore