1,902 research outputs found

    THE IMPACT OF INSTITUTIONS ON ENTREPRENEURSHIP: A CASE OF VIETNAM

    Get PDF
    This study attempts to examine the impact of institutional factors on entrepreneurship in Vietnam from 2005 to 2015. The study utilizes quantitative research methods with panel data collected from secondary sources of the General Statistics Office, Statistical Yearbook of Provinces, and the Provincial Competitiveness Index (PCI). The results based on fixed effects estimation show that the “entry cost” and “land access and stability in land use” are two indicators that have the strongest negative effect on entrepreneurship in Vietnam. Therefore, it is necessary to have specific policies to reduce the cost of market entry as well as more effective land use options to support entrepreneurship development in Vietnam.This study attempts to examine the impact of institutional factors on entrepreneurship in Vietnam from 2005 to 2015. The study utilizes quantitative research methods with panel data collected from secondary sources of the General Statistics Office, Statistical Yearbook of Provinces, and the Provincial Competitiveness Index (PCI). The results based on fixed effects estimation show that the “entry cost” and “land access and stability in land use” are two indicators that have the strongest negative effect on entrepreneurship in Vietnam. Therefore, it is necessary to have specific policies to reduce the cost of market entry as well as more effective land use options to support entrepreneurship development in Vietnam

    ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG DÂN Ở TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Trong thời gian qua có nhiều tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa được phổ biến đến nông dân; trong thực tế sản xuất lúa ở tỉnh An Giang cho thấy rằng mức độ ứng dụng kỹ thuật mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, tập quán canh tác và điều kiện sản xuất nông hộ. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích hiện trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông dân ở tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả trong thời gian tới. Điều tra, khảo sát việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về cây lúa của nông dân ở tỉnh An Giang được thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (rapid rural appraisal) đối với 210 hộ nông dân trồng lúa cao sản ngắn ngày ở huyện Thoại Sơn, Chợ Mớí và Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang ở vụ lúa đông xuân 2010-2011. Số liệu thu thập gồm các nhóm chỉ tiêu về nguồn lực nông hộ, kỹ thuật canh tác. Kết quả cho thấy việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới đã có tác động tích cực đến nông dân tỉnh An Giang; tỉ lệ nông dân sữ dụng các giống lúa có chất lượng cao và công thức bón phân cân đối theo theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp gia tăng hơn so số nông dân bón phân theo tập quán canh tác

    NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI: NHỮNG QUAN NIỆM VÀ KHUYNH HƯỚNG

    Get PDF
    Ngôn ngữ học xã hội là một ngành khoa học ngôn ngữ ra đời vào đầu những năm 1960 ở các nước phương Tây. Về phương diện xã hội, nó bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế xã hội của các nước công nghiệp hóa. Về phương diện khoa học luận, nó ra đời từ sự bất lực của ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học cấu trúc trong việc giải quyết các vấn đề ngôn ngữ do cuộc sống đặt ra. Bài viết này trình bày tóm tắt quá trình hình thành của ngôn ngữ học xã hội, những quan niệm khác nhau về đặc điểm và đối tượng nghiên cứu của nó, và những trào lưu chủ yếu của ngành học mới mẻ này. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh trường phái của Đại học Rouen (Pháp), nơi đã đào tạo cho Việt Nam nhiều tiến sĩ về khoa học ngôn ngữ

    FACTORS AFFECTING THE ADOPTION OF ADAPTATION MEASURES TO CLIMATE CHANGE: A CASE STUDY IN HUONG PHONG COMMUNE, HUONG TRA TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE

    Get PDF
    In recent decades, changes in climate have caused impacts on natural and human systems on all continents and across the oceans. Vietnam generally and the coastal area in Thua Thien Hue province particularly is vulnerable to climate change and some extreme climate events. Adaptation is considered one of the best long-term strategies to community to better face with local extreme conditions and associated climate change. This study used Logistic regression model to determine factors influencing farmers’ decisions to adopt climate change adaptation measures. The results indicated that that age, years of schooling, years of farming experience of the household head, household size, ratio of number of farm labors to number of consumers, farmer’s access to extension services and adaptation measures, and the place where farmer lives factors significantly influence adoption decisions. From the results, some recommendations were derived to help farmers in the coastal area of Thua Thien Hue provinceadapt to climate change

    So sánh hiệu quả đồng vốn của hộ sản xuất lúa theo qui mô đất khác nhau tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Canh tác lúa là hoạt động sử dụng tài nguyên đất đai lớn nhất ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long nhưng qui mô canh tác không đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Mục tiêu của bài viết này là so sánh hiệu quả đồng vốn theo qui mô đất của mô hình sản xuất lúa ba vụ thông qua phỏng vấn 90 nông dân tại huyện Vũng Liêm, chia thành 3 nhóm theo qui mô đất ít, trung bình và nhiều. Thống kê mô tả và phân tích phương sai một nhân tố được sử dụng để phân tích và so sánh dữ liệu thu thập. Kết quả cho thấy trồng lúa mang lại lợi nhuận và việc làm cho nông dân. Hiệu quả đồng vốn có tính công lao động nhà tăng dần từ 0,65 ở nhóm đất ít lên 0,77 ở nhóm đất trung bình và 0,88 ở nhóm đất nhiều (P<0,05). Như vậy, tăng qui mô đất trên hộ là một trong những giải pháp để tăng hiệu quả đồng vốn. Tuy nhiên, điều này cần phải cân nhắc vì nhóm đất ít sẽ mất cơ hội sử dụng lao động nhà. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ cho việc mở rộng qui mô diện tích, song song đó là các chính sách tạo việc làm cho những nông dân canh tác lúa đất ít, lớn tuổi, trình độ thấp chuyển đổi sang các hoạt động sinh kế phù hợp

    NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KHOAI NGỌT (DIOSCOREA ALATA) LÀM THỨC ĂN CHO CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)

    Get PDF
    Thí nghiệm đánh giá khả năng sử dụng khoai ngọt (Dioscorea alata) được tiến hành trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống có khối lượng trung bình 18-20g/con. Kết quả nghiên cứu thí nghiện 1, cho thấy độ tiêu hóa chung (ADCdm),  độ tiêu hóa protein (ADCcp) và độ tiêu hóa năng lượng (ADCE)  từ khoai ngọt  của cá tra lần lượt  là (52.7%, 81.3% và 50.8%) tương đương với nguyên liệu là cám của cá tra  (56.3%, 79.8% và 58.8%), Thí nghiệm 2 gồm 5 nghiệm thức thức ăn có cùng mức protein (35%) và năng lượng (4,7 Kcal/g),với lượng khoai ngọt thay thế cho lượng cám trong công thức thức ăn lần lượt là 0%, 25%, 50%, 75% và 100%. Kết quả lượng khoai ngọt trong công thức thức ăn cho cá tra  25% (tương ứng thay thế  50% nguồn carbohydart trong công thức ) đảm bảo cho cá tăng trưởng và có chất lượng tốt

    ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG ẤU TRÙNG GHẸ XANH(PORTUNUSPELAGICUS)

    Get PDF
    Hai thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn và mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng Ghe? Xanh (Portunus pelagicus ) đã được tiến hành tại Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm 1 đánh giá sự ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên giai đoạn zoae-1 và zoae-2. Thí nghiệm này gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần gồm thức ăn là luân trùng được giàu ho?a bằng tảo Chlorella, luân trùng được giàu ho?a nhủ tương ICES (30/4/C), luân trùng được giàu ho?a Frippak (thức ăn ấu trùng tôm Sú), ấu trùng Artemia giai đoạn bung dù. Luân trùng giàu ho?a được cho ăn 10?20 cá thể/ml nước và ấu trùng Artemia bung dù với mật độ là 5?7 cá thể/ml nước. Từ giai đoạn zoae-3 đến ghẹ-1 tất cả các nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia mới nở với mật độ 5?7 cá thể/ml nước ương. Tất cả các nghiệm thức đều có mật độ ương là 100 zoae-1/l nước. Thí nghiệm 2 về sự ảnh hưởng của các mật độ ương khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng trùng Ghe? Xanh. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và được lặp lại 4 lần với 4 mật độ ương khác gồm 100, 200, 300 và 400 zoae-1/l nước ương. Tất cả 4 nghiệm thức đều cho ăn ấu trùng Artemia bung dù (thức ăn tốt nhất mà tìm ra ở thí nghiệm 1) cho các giai đoạn zoae-1 và zoae-2 và Artemia mới nở cho các giai đoạn từ zoae-3 đến ghẹ-1.[1] Trong thí nghiệm 1, ghẹ-1 xuất hiện sau 13?14 ngày ương và tất cả ấu trùng đều chuyển sang ghẹ-1 từ 1?2 ngày sau đó. Chiều dài của zoae-4 từ 3,24?3,43 mm và megalope từ 2,44?2,69 mm. Độ rộng mai của ghẹ-1 từ 2,40?2,45 mm. Tỷ lệ sống trung bình của nghiệm thức cho ăn luân trùng giàu ho?a bằng Chlorella là 8,44±3,77, nghiệm thức cho ăn Artemia bung dù là 10,3±3,78 và hai nghiệm thức này thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng tỷ lệ sống này thì cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. ở thí nghiệm 2 tỷ lệ sống giảm khi mật độ ương tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống cao nhất là ở nghiệm thức 100 zoae-1/l nước ương (12,4%), nhưng số lượng ghẹ-1 hay năng suất ương cao nhất ở nghiệm thức 300 và 400 zoae-1/l (14,9 và 15,8 ghẹ-1/l nước ương)

    Dịch lại từ chưa biết dạng biểu thức số trong dịch thống kê Hoa-Việt

    Get PDF
    Word boundary in Chinese and Vietnamese is not defined by a space. Therefore, Chinese-Vietnamese word segmentations are always done first in Chinese-Vietnamese natural language processing problem in general and in Chinese-Vietnamese statistical machine translation in particular. The word segmentation increases the final quality of translation, but it appears many unknown words (UKW) in the target translation. The type of popular unknown word in Chinese-Vietnamese translation system is named entity (NE). In this paper, we present a hybrid method to combine statistic and rule and to re-translate number expression NE-UKW (NumExp-NE-UKW). Applying this method into Chinese-Vietnamese SMT, the experiment result shows that our method significantly improves Chinese-Vietnamese SMT performance.Ranh giới từ trong tiếng Hoa và tiếng Việt không được xác định bởi khoảng trắng. Do đó, phân đoạn từ Hoa-Việt luôn được thực hiện đầu tiên trong bài toán xử lý ngôn ngữ Hoa-Việt nói chung và trong dịch máy thống kê Hoa-Việt (Statistical Machine Translation: SMT) nói riêng. Việc phân đoạn từ làm tăng chất lượng dịch chung cuộc nhưng lại xuất hiện nhiều từ chưa biết (Unknown Word: UKW) ở bản dịch đích. Dạng từ chưa biết phổ biến trong hệ thống dịch Hoa-Việt đó là tên riêng (named entity:NE). Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày một phương pháp dựa vào luật nhằm dịch lại các UKW dạng tên riêng biểu thức số. Áp dụng phương pháp này vào trong hệ dịch thống kê Hoa-Việt, kết quả thử nghiệm cho thấy phương pháp của chúng tôi đã cải tiến đáng kể hiệu suất dịch máy thống kê Hoa-Việt

    Tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán  nhanh CPV – Ag  trên chó từ 2 đến 6 tháng tuổi bị  tiêu chảy phân có lẫn máu tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 70 trong tổng số 159 chó tiêu chảy phân có lẫn máu bị mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 44,03%.  Chó từ độ tuổi từ 2 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (82,61%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi từ 3 đến nhỏ hơn 4 tháng tuổi (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 43,06% và 44,83%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (2,90% so với 75,56%). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó là 84,29%
    corecore