58 research outputs found

    HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ ETHEPHON DẠNG ĐƠN VÀ KẾT HỢP VỚI GA3, CACL2 TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN MÀU SẮC VÀ PHẨM CHẤT TRÁI CAM MẬT (CITRUS SINENSIS (L.) OSBECK)

    Get PDF
    Với mục đích cải thiện màu sắc và kéo dài thời gian bảo quản trái cam Mật, các nghiệm thức sử dụng ethephon dạng đơn và kết hợp được thực hiện. Các hóa chất đươ?c phun đều trên trái va?o thơ?i điê?m 1 tuâ?n (Ethephon) và 1 tháng (CaCl2 và GA3) trươ?c thu hoa?ch. Kết quả thí nghiệm cho thấy, phun Ethephon vào thời điểm 1 tuần trước khi thu hoạch có hiệu quả tốt trong việc làm biến đổi màu sắc vỏ trái cam Mật với trị số ?E và luôn ở mức cao nhất. Các chỉ tiêu độ Brix, pH ổn định. Bên cạnh đó, khi xử lý Ethephon kết hợp với CaCl2 và GA3 giúp hạn chế sự tổn thất về trọng lượng và hàm lượng vitamin C trong quá trình tồn trữ, có thể kéo dài tuổi thọ trái cam Mật đến 5 tuần mà giá trị cảm quan trái vẫn ổn định trong suốt quá trình tồn trữ

    ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG THEO DÕI VÀ TÍNH TOÁN BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC PHAN THIẾT

    Get PDF
    Bằng các kỹ thuật hiện đại từ công nghệ viễn thám và GIS, việc theo dõi và tính toán tốc độ thay đổi đường bờ được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với nguồn ảnh Landsat đa thời gian, bức tranh sơ bộ về sự biến động đường bờ khu vực Phan Thiết trong giai đoạn 1973 - 2004 được vẽ lại. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ đắc lực từ phần mở rộng DSAS (Digital Shoreline Analysis System) của công cụ GIS, tốc độ thay đổi đường bờ khu vực Hàm Tiến đã được tính toán trong các giai đoạn trước và sau khi có các công trình ven bờ

    Sự phát triển và ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens trong môi trường nuôi Artemia ở độ mặn cao

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ở điều kiện độ mặn cao và ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn này trong môi trường nuôi Artemia franciscana. Trong thí nghiệm 1, vi khuẩn B. amyloliquefaciens được nuôi ở các độ mặn 15‰ (đối chứng), 80‰, 85‰, 90‰, 95‰ và 100‰ với mật độ 106 CFU/mL. Kết quả sau 10 ngày nuôi cho thấy vi khuẩn B. amyloliquefaciens có khả năng sinh trưởng và phát triển ở độ mặn cao nhất là 90‰ (3,02±0,01 log CFU/mL). Thí nghiệm 2 nghiên cứu khả năng cải thiện các yếu tố môi trường nước và nền đáy của vi khuẩn B. amyloliquefaciens trong điều kiện nuôi Artemia ở độ mặn 90‰, có nền đáy bùn hoặc không có nền đáy bùn. Artemia được nuôi với mật độ 100 con/L và cho ăn bằng thức ăn tôm sú số 0. Sau 15 ngày nuôi, tỉ lệ sống của Artemia (74,8%) và tỉ lệ bắt cặp (83,3%) ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. amyloliquefaciens và không có nền đáy bùn cao hơn (

    HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ GA3 VÀ CACL2 ĐƠN CHẤT HAY KẾT HỢP VỚI ETHEPHON TRƯỚC KHI THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT ĐƯỜNG (CITRUS RETICULATA)

    Get PDF
    Hiệu quả của việc xử lý GA3 và CaCl2 dạng đơn hay kết hợp với ethephon trước khi thu hoạch đến phẩm chất và thời gian bảo quản trái quýt đường được thực hiện tại vườn quýt đường ở Châu Thành tỉnh Hậu Giang. Các hóa chất CaCl2 và GA3 được xử lý ở thời điểm 1 tháng và Ethephon được xử lý ở thời điểm 1 tuần trươ?c khi thu hoa?ch. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các nghiệm thức xử lý hóa chất đều giúp giảm hao hụt trọng lượng trái so với đối chứng, màu sắc trái, độ Brix và pH trái duy trì ổn định. Nghiệm thức sử dụng CaCl2 2.000 ppm đơn chất hoặc kết hợp với Ethephon 100 ppm giúp cải thiện màu sắc vỏ trái. Xử lý GA3 20 ppm đơn chất, GA3 20 ppm kết hợp với CaCl2 2.000 ppm hoặc Ethephon 100 ppm giúp duy trì hàm lượng vitamin C ở mức cao đến 5 tuần sau             thu hoạch. 

    Đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số giống khoai lang có hàm lượng carotenoid cao trong điều kiện trồng chậu

    Get PDF
    Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của bốn giống khoai lang trong điều kiện trồng chậu. Nghiên cứu được thực hiện tại hộ nông dân phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức là bốn giống khoai lang: bí đỏ, Nhật vàng (HL518), Nhật cam (Kokey14), Tà Nung với 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một chậu trồng khoai; đánh giá năng suất và phẩm chất ở thời điểm thu hoạch. Kết quả thí nghiệm cho thấy giống khoai lang Tà Nung và Nhật cam (Kokey 14) có chiều dài dây ngắn hơn so với hai giống còn lại. Giống khoai lang Nhật vàng (HL518) có số nhánh trên dây ít nhất. Giống khoai lang Nhật cam (Kokey 14) có năng suất củ thương phẩm (13,1 kg/10 chậu), năng suất tổng (14,7 kg/10 chậu) và hàm lượng carotenoid đạt cao nhất (7,2 mg/100 g KLCT). Giống Nhật vàng (HL518) và Tà Nung có hàm lượng tinh bột cao (trên 700 mg/g KLCT)

    Application of pepper oil nanoemulsion by high-speed homogenization method on meat preservation

    Get PDF
    Black pepper has been a kind of Vietnamese traditional spices for very long time. Especially, black pepper has been often utilized in Vietnamese meat products in order to preserve and give flavour. Therefore, black pepper essential oil which has bioactivities such as antimicroorganism, antioxidant,...could be used as food preservative. In this study, black pepper essential oil nanoemulsion was formulated by high-speed homogenization then added to meat (pork and chicken) as a preservative. Initially, fresh meats dripped into nanoemulsion for 5 minutes showed lower quantity of aerobic microorganism than 1% salt solution or distilled water till 4 days at 10oC storage. Additionally, we cured pork and chicken in 2 ways (seasoning only (salt, sugar, food enhancer) and seasoning together with essential oil nanoemulsion) for 12 days. All of the curing meats containing nanoemulsion had better quality and their number of areobic microorganism cell was below 6 Log CFU/g after 9 days, while the Log CFU/g of the other samples increased over 6 after 3 days

    Thành phần hóa học cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) thu hái tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

    Get PDF
    From the ethyl acetate and methanol extracts of the leaves and stems of Lumnitzera littorea (Jack) Voigt., collected in Thua Thien-Hue province, eleven compounds have been isolated. Their structures were elucidated as two resorcinolic lipids (1,3-dihydroxy-2-methyl-5-tridecylbenzene 1, 1,3-dihydroxy-5-nonadecylbenzene 2), two flavonoids (quercetin 3 and astragalin 4), two hexitols (1-acetyl-D-mannitol 5 and D-mannitol 6), α-D-glucopyranosyl-β-D-glucopyranoside (Neotrehalose 7) as octaacetate, fructopyranose as tetraacetate (8), β-sitosterol glycoside (9), β-sitosterol (10) and stigmasterol (11) as a mixture of 1:1 ratio. All of these compounds have been isolated for the first time from Lumnitzera littorea. Keywords. Lumnitzera littorea, sterols, resorcinolic lipids, flavonoids, hexitols

    Ứng dụng phương pháp vô hướng hóa phi tuyến giải bài toán cân bằng vectơ mạnh

    Get PDF
    Trong bài báo này, bài toán cân bằng vector mạnh với hàm mục tiêu được cho dưới dạng tổng của hai hàm được nghiên cứu. Phép vô hướng hóa phi tuyến và phép chiếu metric được áp dụng nhằm xây dựng thuật toán chiếu lặp để tìm nghiệm của bài toán cân bằng vectơ mạnh (SVEP). Để xây dựng thuật toán giải đó, trước hết bài toán phụ (AP) liên kết với bài toán SVEP được thiết lập. Hơn nữa, các tính chất cho hàm mục tiêu dạng tổng cùng với mối quan hệ của hai bài toán trên cũng được nghiên cứu đến. Từ đó, thuật toán chiếu lặp cho bài toán SVEP đã được đề xuất. Các kết quả đạt được trong bài báo này là một mở rộng kết quả tương ứng của Wang và Li (2015)

    TƯ LIỆU VÀ NHẬN THỨC BƯỚC ĐẦU VỀ CUỘC THÁM SÁT DI TÍCH HANG NÚI LỬA C6-1 Ở KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG

    Get PDF
    The volcanic cave system in Krongno district is not only of geological interest, but it also possesses unique ecological and cultural value. Vietnamese archaeologists have discovered and studied over 200 limestone caves with prehistoric dwellings dating from the early period of the Old Stone Age to the New Stone Age. However, the traces of prehistoric people residing in the Krongno volcanic cave (Daknong) are the first to be discovered in a volcanic cave in Southeast Asia. This paper presents the preliminary findings regarding the discovery of dwellings and stone tool processing of prehistoric people living around 6,000 – 4,000 years ago obtained from the investigation of 10 caves and the excavation of the C6-1 volcanic cave in Krongno in 2017. These findings positively contribute to the study of the cultural history of prehistoric communities in Daknong province, in particular, and the Central Highlands in general. In addition, the research contributes to the construction of the "Krongno Volcanic Geopark” and the preservation and promotion of archaeological heritage as well as the socio-economic development of Daknong province.Hệ thống hang động núi lửa ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông không chỉ có giá trị về mặt địa chất mà còn hàm chứa những giá trị độc đáo về mặt sinh thái và văn hóa. Ở Việt Nam, từ giai đoạn sơ kỳ Đá cũ đến sơ kỳ Đá mới, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và nghiên cứu trên 200 hang động núi đá vôi có người tiền sử cư trú. Tuy nhiên, việc tìm thấy dấu vết của người tiền sử cư trú trong hang động núi lửa ở Krông Nô lại là lần đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Bài viết này sẽ giới thiệu tư liệu về những dấu vết cư trú và các hoạt động chế tác công cụ đá của người tiền sử, niên đại tương đối khoảng 6,000BP – 4,000BP (Before Present – BP) thông qua việc điều tra 10 hang động và khai quật hang động núi lửa C6-1 ở Krông Nô năm 2017. Kết quả này sẽ góp phần tích cực cho việc nghiên cứu diễn trình lịch sử văn hóa các cộng đồng cư dân tiền sử ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung; Góp phần tư liệu xây dựng hồ sơ “Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô”; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khảo cổ cũng như phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm
    corecore