9 research outputs found
Xác định yếu tố tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2016 đến 2021 tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Bài báo này được thực hiện nhằm tìm hiểu những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (KHSDĐ-NN) của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Các số liệu về KHSDĐ-NN, thống kê, kiểm kê đất đai được thu thập trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. Một cuộc đánh giá nông thôn có sự tham gia được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện KHSDĐ-NN thông qua công cụ SWOT. Sau đó, 20 chuyên gia được tham vấn để xác định mức độ ảnh hưởng bằng phương pháp đánh giá đa tiêu chí. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2016-2021 kết quả thực hiện KHSDĐ-NN nhiều chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch đề ra. Qua đó, 3 yếu tố chính và 14 yếu tố phụ tác động đến việc thực hiện KHSDĐ-NN đã được xác định. Trong đó, yếu tố về tập quán canh tác, chi phí chuyển đổi, sự yếu kém của đơn vị tư vấn là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Từ đó, 12 giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thực hiện KHSDĐ-NN được đề xuất. Trong đó, các giải pháp về thay đổi tư duy tập quán..
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT HIỆU ỨNG KÍCH KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA OLIGOCHITOSAN VÀ OLIGOβ-GLUCAN
TÓM TẮT Oligoβ-glucan và oligochitosan được chế tạo bằng phương pháp chiếu xạ dung dịch β-glucan và chitosan trong H2O2. Ảnh hưởng quá trình cắt mạch đến sự thay đổi khối lượng phân tử (KLPT) đã đựợc đo bằng sắc ký gel thấm qua (GPC). Kết quả thu được cho thấy KLPT của oligoβ-glucan và oligochitosan giảm khi tăng nồng độ H2O2 và liều xạ. Ðối với oligoβ-glucan, KLPT giảm từ 56.7 kDa xuống còn 7,1 kDa khi chiếu xạ dung dịch β-glucan 10%/H2O2 1% tại liều xạ 14 kGy. Đối với oligochitosan KLPT giảm từ 45,5 kDa xuống 5,0 kDa khi chiếu xạ dung dịch chitosan 4%/H2O2 0,5% tại liều xạ 21 kGy. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được cho ăn thức ăn có bổ sung oligoβ-glucan và oligochitosan ở các nồng độ 50, 100 và 200 mg/kg trong vòng 45 ngày và sau đó được gây nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri để khảo sát hiệu ứng kich kháng bệnh gan thận mủ. Kết quả cho thấy oligoβ-glucan và oligochitosan đều có hiệu ứng kích kháng bệnh tốt với nồng độ thích hợp là khoảng 100 mg/kg
Quality control of sibutramine hydrochloride bulk and capsules in compounding pharmacies and preliminary stability evaluation
O cloridrato de sibutramina monoidratado está entre os anorexígenos mais prescritos e adquiridos em farmácias magistrais. No entanto, esse fármaco não possui metodologia oficial para o seu controle de qualidade, nem estudos de estabilidade. Considerando tais aspectos, o presente trabalho objetiva o desenvolvimento e a validação de métodos para o controle de qualidade do cloridrato de sibutramina em farmácias magistrais, na forma de matéria-prima e cápsulas, comparando-os com técnicas instrumentais, bem como realizar o estudo preliminar de sua estabilidade. As amostras de cloridrato de sibutramina foram caracterizadas e identificadas pelos métodos qualitativos: características organolépticas, solubilidade, pH, faixa de fusão, calorimetria exploratória diferencial, termogravimetria, reações de identificação, rotação óptica específica, cromatografia em camada delgada, espectrofotometria na região do infravermelho, espectrofotometria na região do ultravioleta e aquametria. Desenvolveram-se dois métodos para a quantificação do cloridrato de sibutramina: volumetria em meio não-aquoso e cromatografia líquida de alta eficiência. Testaram-se seis métodos por volumetria em meio não-aquoso para matéria-prima, sendo três deles com utilização de uma mistura de ácido acético glacial e acetato mercúrico e os demais com uma mistura de ácido acético glacial e anidrido acético. Os resultados obtidos pelos seis métodos de volumetria em meio nãoaquoso foram comparados estatisticamente através da análise de variância e não demonstraram diferença significativa. Sugeriram-se dois métodos de volumetria em meio não-aquoso com uso da mistura de ácido acético glacial e anidrido acético, mais seguros que com ácido acético glacial e acetato mercúrico, para serem utilizados em farmácias magistrais. Não houve diferença significativa entre os resultados obtidos por esses dois métodos quando comparados com o método por cromatografia líquida de alta eficiência previamente validado. O último método também foi validado para a determinação de cloridrato de sibutramina em cápsulas. O estudo preliminar de estabilidade, avaliado por cromatografia líquida de alta eficiência, apresentou sinais de formação de produtos de degradação quando o cloridrato de sibutramina foi exposto a condições de estresse à temperatura de 60 ºC e radiação UV 254 nm, durante 10 dias.Sibutramine hydrochloride (SIB) is one of the anorexigens with more prescriptions, mainly acquired in compounding pharmacies. However, this drug do not have an official methodology to quality control, neither stability studies. Then, the purpose of this work are the development and the validation of methods to sibutramine hydrochloride quality control in compounding pharmacies, in bulk and in capsules, by comparison with instrumental techniques. Addicionally, the preliminary stability study was performed. The sibutramine hydrochloride samples were characterized and identified by qualitative methods: organoleptic characters, solubility, pH, melting range, differential scanning calorimetry, termogravimetry, identification reactions, specific rotation, thin layer chromatography, infrared spectrofotometry, ultraviolet spectrofotometry and water determination. Two methods were developed to sibutramine hydrochloride quantification: non-aqueous titrimetry and high-pressure liquid chromatography. Six methods were tried by non-aqueous titrimetry for bulk assay determination, three of them with the use of a glacial acetic acid and mercuric acetate mixture and the others with a glacial acetic acid and acetic anhydrid mixture. The obteined results by the six non-aqueous titrimetry methods were statistically compared by analisys of variance and did not show significative difference. Two methods were suggested with the glacial acetic acid and acetic anhydrid mixture, which is safer than glacial acetic acid and mercuric acetate mixture, to be used in compounding pharmacies. There was no significative difference beetwen the obtained results when non-aqueous titrimetry methods were compared with the previously validated HPLC method. HPLC was also validated for sibutramine hydrochloride assay in capsules. The preliminary stability study, evaluated by HPLC, showed degradation products signs when the drug was exposed to the stress conditions: 60 ºC temperature and UVB radiation, for 10 days
nh hưởng của một số yếu tố nuôi cấy lan hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) trong điều kiện thoáng khí
Hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum Lindl.) là loài lan rừng đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Trong mục tiêu cung cấp cây giống số lượng lớn cho thị trường, cây con chất lượng tốt là vấn đề cần tập trung nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của hàm lượng đường sucrose (0, 5, 10, 15, 20 g/L), hàm lượng môi trường khoáng (MS, ½MS, ¼MS) lên sự phát triển của chồi, rễ và cây con ex vitro nuôi cấy chồi lan trong điều kiện thoáng khí đã được đánh giá. Số lượng rễ và tỉ lệ cây sống sót được ghi nhận trên môi trường ½MS là 3,9 rễ /chồi và 33,3%, trên môi trường ¼MS là 3,7 rễ/chồi và 33,3%. Sự gia tăng số lượng rễ, chiều cao chồi được quan sát trên môi trường có hàm lượng sucrose cao. Tỉ lệ sống của cây con sau ra vườn được ghi nhận trên môi trường ½MS bổ sung 10 g/L sucrose đạt 70%. Nghiên cứu này cho thấy hàm lượng sucrose, hàm lượng khoáng của môi trường là những yếu tố quan trọng giúp gia tăng tỉ lệ sống sót của cây con khi thuần dưỡng
NGHIÊN CỨU VIỆC CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỦY THANH,
Để đáp ứng quá trình phát triển kinh tế xã hội, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thu hồi một số diện tích đất nông nghiệp để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Quá trình này đã tạo ra nhiều cơ hội cho xã Thủy Thanh trong quá trình phát triển nhưng cũng đã tạo ra nhiều tác động đối với sinh kế của người dân bị thu hồi đất. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: (i) Trong giai đoạn 2007 – 2012 xã Thủy Thanh đã thu hồi 21,70 ha đất nông nghiệp trong đó có 13,11 ha đất trồng lúa và 8,59 ha đất trồng cây hàng năm khác để chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; (ii) Kết quả của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2007-2012 đã làm cho diện tích đất ở của xã Thủy Thanh tăng 15,70 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 2,34 ha và đất có mục đích công cộng tăng 3,66 ha từ đất nông nghiệp chuyển sang;(iii)Quá trình thu hồi đất nông nghiệp đã có những tác động rõ rệt đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất; (iv) Việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm giảm diện tích đất canh tác của các nông hộ và làm cho cơ cấu lao động phi nông nghiệp của hộ tăng 26,90% so với trước khi bị thu hồi;(v) Sau thu hồi đất nông nghiệp, có 22,41% % số hộ tăng thu nhập, 17,24% số hộ có thu nhập không đổi và 60,35 % số hộ có thu nhập giảm so với trước khi bị thu hồi đất; (vi) Sau khi nhận được tiền bồi thường người dân chủ yếu tập trung vào việc xây, sửa nhà cửa và mua sắm các vật dụng gia đình; (vii) Sau thu hồi đất nông nghiệp người dân gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp.Từ khóa: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, nông dân, thu hồi đất, sinh kế, Hương Thủy, Thừa Thiên Hu
Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng cơ sở khoa học về tài nguyên đất đai nhằm giúp các nhà quản lý định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả và phát huy đúng tiềm năng đất đai của huyện. Nghiên cứu đã thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, môi trường bằng cách khảo sát nông hộ, PRA và tổng hợp tài liệu. Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo FAO (1976 và 2007) được sử dụng để đánh giá sự phù hợp đất đai về kinh tế - xã hội của huyện, hướng đến sử dụng đất bền vững. Kết quả cho thấy với 5 đặc tính đất đai của huyện đã thành lập nên 13 đơn vị đất đai chuyên biệt và đã phân lập được 3 vùng thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên cho 4 kiểu sử dụng đất triển vọng của huyện (Lúa 3 vụ, 2 vụ lúa – 1 vụ màu, chuyên màu và chuyên cây ăn trái). Về xác định vùng thích nghi, kết hợp điều kiện kinh tế với tự nhiên, 3 vùng thích nghi và các mức độ thích nghi khác nhau được thành lập. Trên cơ sở thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên, kinh tế và mức độ tác động của yếu tố xã hội, môi trường, các mô hình sử dụng đất theo hướng bền vững được đề xuất
Thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến công tác giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nghiên cứu thu thập các số liệu liên quan, phỏng vấn các tổ chức kinh tế và tham vấn ý kiến chuyên gia để xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố bằng phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MCE). Kết quả đã xác định được ba nhóm yếu tố chính và 12 yếu tố phụ tác động đến công tác giao đất, cho thuê đất với yếu tố nguồn vốn giải phóng mặt bằng, khả năng tài chính của tổ chức kinh tế có mức độ tác động nhiều. Yếu tố hỗ trợ vay vốn, giá đất ít ảnh hưởng. Các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế cũng đã được đề xuất. Trong đó, các giải pháp về nguồn vốn phục vụ giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch và đánh giá khả năng tài chính của tổ chức kinh tế trước khi thực hiện giao đất, cho thuê đất trong thời gian tới nên ưu tiên triển khai
Ảnh hưởng của ký sinh trùng lên tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus falcatus) nuôi tại Hải Phòng và biện pháp trị bệnh
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022. Mục đích của nghiên cứu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của ký sinh trùng lên tỷ lệ sống của cá và biện pháp trị bệnh hiệu quả. Phương pháp soi tươi đã được áp dụng để phát hiện ký sinh trùng và cá nhiễm ký sinh trùng được tắm bằng nước ngọt có bổ sung Formalin (150 ppm) trong 7-9 phút/lần, kết hợp bổ sung 20 mL Fishcare (dịch chiết từ quế và tỏi) trong 1 tạ thức ăn cho cá ăn liên tục trong 7 ngày Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Amyloodinium sp. và Cryptocaryon sp. ký sinh ở cá chim vây vàng với cường độ nhiễm lần lượt tương ứng 13,1 và 21,6 trùng/thị trường. Biểu hiện bất thường được ghi nhận ở cá nhiễm ký sinh trùng bao gồm giảm ăn, bơi sát thành lồng, mang nhợt, màu sắc thân không đồng đều. Biện pháp tắm cá, thay lồng, bổ sung thảo dược tách chiết từ quế và tỏi có hiệu quả trị bệnh với tỷ lệ sống đạt > 90%. Đây cũng là báo cáo đầy đủ chi tiết đầu tiên về ảnh hưởng của Amyloodinium sp. và Cryptocaryon sp. lên tỷ lệ sống của cá chim vây vàng và kỹ thuật trị bệnh của 2 loài ký sinh trùng này