21 research outputs found
ẢNH HƯỞNG CỦA A-XÍT ARACHIDONIC TRONG THỨC ĂN LÊN SỰ THÀNH THỤC VÀ SINH SẢN CỦA TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) BỐ MẸ NUÔI TRONG BỂ LỌC TUẦN HOÀN
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung a-xít Arachidonic (ARA) trong thức ăn viên với các liều lượng khác nhau gồm (1) không có bổ sung a-xít Arachidonic, (2) bổ sung a-xít Arachidonic 0,45% và (3) bổ sung a-xít Arachidonic 1,06 % lên sự thành thục và sinh sản của tôm sú. Thí nghiệm được tiến hành trong 6 bể composite trong đó 3 bể 8 m3/bể nuôi tôm mẹ và 3 bể 4 m3/bể nuôi tôm bố. Bễ nuôi có hệ thống lọc sinh học ở đáy. Tôm biển có kích cỡ trung bình ban đầu là 155 g đối với tôm mẹ và 63 g đối với tôm bố. Tôm bố và mẹ được nuôi riêng với mật độ 20 con/bể. Sau 3 tháng nuôi, tôm mẹ ở 3 nghiệm thức đạt khối lượng trung bình từ 173-174 g, đạt chuẩn kích thích sinh sản. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức 3 (1,06% ARA) cao hơn ở nghiệm thức 1(0% ARA) và 2 (0,45% ARA). Sau cắt mắt, 100% tôm ở cả 3 nghiệm thức đều đẻ đến lần 3. Số trứng tôm đẻ giảm dần qua các lần 2 và 3. Sức sinh sản sau cắt mắt của tôm ở 3 nghiệm thức từ 538.450±56.498 trứng/tôm đến 799.067±22.983 trứng/tôm. Sức sinh sản của tôm ở nghiệm thức 3 qua các lần đẻ luôn cao hơn ở nghiệm thức 1 và 2. Sau khi tôm lột xác, nghiệm thức 3 có số tôm đẻ lại nhiều nhất. Trong khi đó ở nghiệm thức 1 và 2 tôm chỉ đẻ lại lần 2 và sức sinh sản và tỷ lệ nở đều thấp hơn so với tôm ở nghiệm thức 3
Ảnh hưởng của hỗn hợp dược liệu lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh trong bể
Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của hàm lượng hỗn hợp dược liệu lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm trên bể. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với các hàm lượng hỗn hợp dược liệu khác nhau là (i) 20 mL/kg thức ăn, (ii) 40 mL/kg thức ăn, (iii) 60 mL/kg thức ăn và (iv) không bổ sung hỗn hợp dược liệu (đối chứng). Kết quả sau 3 tháng nuôi, tôm ở nghiệm thức không bổ sung hỗn hợp dược liệu có khối lượng (11,8±1,1 g), chiều dài (12,2±0,5 cm) và năng suất (1.278±149 g/m3) đạt thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) giữa các nghiệm thức. Một số chỉ tiêu miễn dịch của tôm bao gồm tổng tế bào bạch cầu, bạch cầu có hạt và hoạt tính enzyme phenoloxidase (PO) ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp dược liệu 20 mL/kg thức ăn gia tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê (
Nghiên cứu bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh ương theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 4 nghiệm thức: (i) bổ sung đường cát từ giai đoạn 2 (ii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 (iii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 6 và (iv) bổ sung đường cát từ giai đoạn 8 của ấu trùng. Bể ương tôm có thể tích 0,5 m3, mật độ 60 con/lít, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng sau 21 ngày ương (10,70±0,10), chiều dài của postlarvae 15 (11,4±0,1 mm) ở nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 6, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Có thể kết luận rằng ương ấu trùng tôm càng xanh theo công nghệ biofloc bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 là tốt nhất
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HẬU ẤU TRÙNG TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) QUA CÁC LẦN SINH SẢN CỦA TÔM MẸ
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa số lần sinh sản của tôm mẹ ảnh hưởng đến chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Sau khi cắt mắt cho tôm sinh sản nhiều lần, mỗi lần tôm đẻ của từng nguồn tôm được thu ấu trùng bố trí để đánh giá chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm sú giảm dần qua các lần đẻ, tôm của lần đẻ thứ 1, 2 và 3 sau cắt mắt sinh trưởng tốt nhất; thấp nhất là các lần đẻ của tôm sau lột xác đẻ lại. ấu trùng và hậu ấu trùng của tôm biển qua các lần đẻ đều tăng trưởng chiều dài tốt hơn tôm đầm. Tỷ lệ sống PL15 của tôm biển và đầm qua các lần đẻ sau khi cắt mắt đều cao, nhưng tôm biển luôn cao hơn tôm đầm dù khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Cả tôm biển và tôm đầm thì ở lần đẻ 1 và 2 sau khi cắt mắt đạt chất lượng cao nhất nhưng từ lần đẻ thứ 3 trở đi thì chất lượng PL15 giảm dần và đặc biệt là các lần đẻ của tôm sau khi lột xác đẻ lại rất kém
BIếN ĐổI HàM LƯợNG PROTEIN TạO NOãN HOàNG CủA TÔM Sú (PENAEUS MONODON) TRONG QUá TRìNH THàNH THụC Và SINH SảN
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm mối quan hệ giữa protein tạo noãn hoàng (PPP) với sự phát dục và đẻ trứng của tôm sú. Nghiên cứu được thực hiện với hai nguồn tôm đánh bắt từ biển và tôm từ đầm nuôi, có khối lượng trung bình 190-210 g. Tôm được nuôi riêng trong các bể 200-L nước tuần hoàn. Hàm lượng protein tạo noãn hoàng trong máu được theo dõi mỗi ngày sau khi cắt mắt và qua 2 chu kỳ thành thục sinh sản liên tiếp nhau. Sức sinh sản của tôm cũng được theo dõi qua các lần đẻ sau khi cắt mắt và sau khi lột xác đẻ lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng PPP tăng lên có ý nghĩa theo các giai đoạn thành thục buồng trứng. Hàm lượng PPP cao nhất ở giai đoạn IV trước khi đẻ trứng và thấp nhất là giai đoạn I (sau khi đẻ). Hàm lượng PPP khi đẻ của tôm đánh bắt từ biển cao hơn có ý nghĩa so với tôm đầm (
Nghiên cứu ương ấu trùng tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofioc với các nguồn carbon bổ sung khác nhau
Nghiên cứu nhằm xác định nguồn carbon thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm chân trắng ương theo công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm một thí nghiệm với 5 nghiệm thức: (i) không bổ sung nguồn carbon (đối chứng), (ii) bổ sung nguồn carbon từ bột mì, (iii) bổ sung nguồn carbon từ cám lau mịn; (iv) bổ sung nguồn carbon kết hợp giữa cám lau mịn và bột mì với tỉ lệ 1:1, và (v) bổ sung nguồn carbon từ đường cát. Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Bể ương có thể tích 500 Lít, độ mặn 30‰, mật độ ương 150 ấu trùng/lít. Kết quả thí nghiệm cho thấy chiều dài hậu ấu trùng 12 ngày tuổi (PL12) ở nghiệm thức bổ sung đường cát (10,18±0,15 mm) là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ sống (52±5,1%) và năng suất (78±8 con/lít) của PL12 ở nghiệm thức bổ sung đường cát là cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (
Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía (Sesarma sederi) ương trong hệ thống nước xanh và nước trong
Nghiên cứu nhằm xác định loại thức ăn và môi trường ương thích hợp cho từng giai đoạn của ấu trùng ba khía. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, thí nghiệm 1 ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 với các loại thức ăn A (Artemia bung dù + Frippak-150/Zoea-1đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak-150/Zoea-3 đến Zoea-4), thức ăn B (Luân trùng/Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở /Zoea-3-Zoea-4) và thức ăn C (Luân trùng + Artemia bung dù/Zoea-1 đến Zoea-2 và Artemia nở + Frippak-150/Zoea-3 đến Zoea-4). Thí nghiệm 2 là ương ấu trùng ba khía từ Zoea-4 đến ba khía-1 với các loại thức ăn D (Artemia nở + Frippak-150/Zoea-4 đến Ba khía-1), thức ăn E (Artemia nở /Zoea-4 đến Ba khía-1) và thức ăn F (Artemia nở + Lansy-PL/Zoea-4 đến Ba khía-1) trong hệ thống nước xanh và nước trong. Kết quả cho thấy ương trong hệ thống nước xanh hay nước trong không ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ba khía. Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 với loại thức ăn C và ương từ Zoea-4 đến ba khía-1 với loại thức ăn D cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất ở ba khía-1 tốt nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (
Ảnh hưởng của bổ sung chất khoáng lên tăng trưởng, tỷ lệ sống, chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Nghiên cứu nhằm tìm ra liều lượng bổ sung chất khoáng thích hợp cho sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Nghiên cứu gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, các nghiệm thức được bổ sung chất khoáng với các liều lượng là (i) không bổ sung chất khoáng (đối chứng); (ii) bổ sung chất khoáng 20 mL/m3; (iii) 40 mL/m3; (iv) 60 mL/m3 và (v) 80 mL/m3. Nước ương ấu trùng có độ mặn 30‰ và mật độ bố trí là 200 con/L. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng về chiều dài của Postlarvae 15 ở nghiệm thức bổ sung chất khoáng 60 mL/m3 lớn nhất (11,99±0,11 mm) khác biệt có ý nghĩa thống kê (
Nghiên cứu ương giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống biofloc với các chế độ che sáng khác nhau
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra cường độ ánh sáng thích hợp cho sự hình thành biofloc, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng ương nuôi siêu thâm canh trong bể để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: (1) không che lưới chắn sáng (đối chứng), (2) che một lớp lưới chắn sáng, (3) che 3 lớp lưới chắn sáng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Bể composit sử dụng trong thí nghiệm có thể tích 500 L và độ mặn được duy trì ở 15‰. Tôm chân trắng có khối lượng ban đầu trung bình là 0,03g/con được nuôi với mật độ 2.000 con/m3 trong điều kiện sục khí mạnh. Bột mì và bột đậu nành được bổ sung vào hệ thống nuôi để đảm bảo tỉ lệ C:N là 15:1. Sau 6 tuầnương tôm thẻ trong hệ thống biofloc với cường độ ánh sáng khác nhau cho thấy có ảnh hưởng đến sự hình thành biofloc, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Đặc biệt chiều dài và khối lượng tôm đạt lớn nhất ở nghiệm thức 2 (5,35 cm và 1,4 g) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (4,5 cm và 0,85 g). Thêm vào đó, ở nghiệm thức 2 tỉ lệ sống của tôm cao nhất là 58,07% và năng suất cao nhất 1.161 con/m3. Kết quả cho thấy nghiệm thức che một lớp lưới với cường độ ánh sáng dao động trung bình (43- 308 Lux) có sự hình thành biofloc, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm tốt nhất